Vốn vay bao gồm tiền được vay và sử dụng để đầu tư. Nó khác với vốn sở hữu, được sở hữu bởi công ty và các cổ đông. Vốn vay có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mất tiền của người cho vay.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay là gì?
Mẫu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm tra sử dụng vốn vay. Vốn vay bao gồm tiền được vay và sử dụng để đầu tư. Nó khác với vốn sở hữu, được sở hữu bởi công ty và các cổ đông. Vốn vay có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mất tiền của người cho vay
Mẫu biên bản kiểm tra sau khi cho vay là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiểm tra của cán bộ thanh tra về việc sử dụng vốn mà ngân hàng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vay. Mẫu biên bản ghi đầy đủ nội dung của cuộc kiểm tra bao gồm mục đích sử dụng vốn, tình hình thực hiện dự án, phương án, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo trả nợ..
Nguyên tắc cho vay, vay vốn ( Điều 24 Thông tư 39/2016/TT- NHNN)
– Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Kiểm tra sử dụng tiền vay ( Điều 24 Thông tư 39/2016/TT- NHNN)
– Khách hàng có trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ theo nội dung thỏa thuận; báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.
– Tổ chức tín dụng có quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng theo quy trình nội bộ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Thông tư này.
2. Mẫu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay:
NHCSXH tỉnh/thành phố …(1)
PGD quận, huyện …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN VAY
Hôm nay, ngày …. tháng…..năm ..… tại …… thôn….. xã….huyện…tỉnh …….(2)
I. Thành phần tham gia kiểm tra (3)
1. Ông(bà) ……….chức vụ ……
2. Ông(bà) ………chức vụ ………
3. Ông(bà) ……….chức vụ ………
II. Khách hàng vay vốn (người được ủy quyền) (4)
Ông(bà) ………
Ông(bà) ………
Chúng tôi tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng vay vốn là ông (bà):……..theo
Số tiền được vay là ……. đồng. (6)
(Bằng chữ:…….. )
Mục đích sử dụng vốn vay: …….(7)
Thời hạn cho vay …….tháng, kể từ ngày …/…./…….. đến ngày …../…../…. (8)
Cam kết trả nợ …….tháng/kỳ, số tiền gốc …../kỳ và lãi ……(9)
III. Nội dung kiểm tra (10)
1. Về việc sử dụng vốn vay: Xác nhận thông qua người ủy quyền, công an xã, trưởng thôn và Lãnh đạo UBND cấp xã để kiểm tra và xác nhận việc xuất cảnh của khách hàng vay vốn…..
2. Về tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay của người vay vốn: bản sao kết quả cấp thị thực từ cơ quan có thẩm quyền, vé máy bay và thông báo xuất cảnh của Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (nếu có)….
3. Đối chiếu dư nợ vay
– Số tiền thực tế NHCSXH ……….. đã
giải ngân cho vay ngày ….tháng….năm……….là ………. đồng.
– Kiểm tra thực tế gồm: số tiền vay thực nhận là ……… đồng,
dư nợ đến thời điểm kiểm tra là ……. đồng, lãi đã trả đến
tháng………/……
– Chênh lệch: …….
4. Kiểm tra tài sản bảo đảm (nếu có): Căn cứ vào biên bản kiểm tra thẩm định tài sản bảo đảm, bản thẩm định về danh mục tài sản bảo đảm, các thông tin về tài sản bảo đảm để kiểm tra, đánh giá về tình trạng thay đổi đối với tài sản để bảo đảm tiền vay …….
5. Ý kiến của cán bộ kiểm tra…. (11)
6.Ý kiến của khách hàng vay vốn hoặc người được ủy quyền….(12)
KHÁCH HÀNG VAY VỐN HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay được sử dụng cho việc kiểm tra sau thời điểm giải ngân 30 ngày và kiểm tra đột xuất. Biên bản này được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại NHCSXH, 01 bản gửi cho khách hàng vay vốn hoặc người được ủy quyền.
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên NHCSXH tỉnh/thành phố
(2): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm, địa danh lập biên bản
(3): Điền tên, chức vụ của những thành phần tham dự kiểm tra kiểm tra
(4): Điền tên khách hàng vay vốn
(5): Điền thông tin về hợp đồng tín dụng, ngày, tháng, năm ký hợp đồng
(6): Điền số tiền được vay
(7); Điền mục đích sử dụng vốn vay
(8): Điền thời hạn cho vay
(9): Điền cam kết trả nợ
(10): Điền thông tin về nội dung kiểm tra
(11): Điền ý kiến của cán bộ kiểm tra
(12): Điền ý kiến của khách hàng vay vốn hoặc của người được uỷ quyền.
4. Tìm hiểu về kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay theo quy định của pháp luật:
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay
– Về nguyên tắc, TCTD không thể đặt hết niềm tin vào sự ngay tình của khách hàng hay những thông tin mà bên này cung cấp cho mình liên quan đến việc sử dụng vốn vay. Do đó, TCTD sẽ chủ động kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Cần lưu ý pháp
– Khoản 3, điều 94, Luật các TCTD quy định “tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay […] của khách hàng”. Như vậy, theo điều luật này, việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của TCTD cho vay. Tuy vậy, khoản 2, điều 24, Thông tư 39 có cách tiếp cận cởi mở hơn khi quy định TCTD “có quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay” của khách hàng. Khi thông tư này mới ban hành, không ít người làm tín dụng hay quản lý sau vay cảm thấy khá hào hứng với quy định này bởi nó dường như không coi việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn là nghĩa vụ của TCTD cho vay nữa.
– Tuy nhiên, chính điều luật này của Thông tư 39 lại nêu việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng được thực hiện theo quy định nội bộ quy định tại điểm c khoản 2, điều 22 của Thông tư 39. Điểm c, khoản 2, điều 22, Thông tư 39 yêu cầu quy định nội bộ về cho vay của TCTD phải có nội dung về quy trình kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như việc phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Ở một khía cạnh nào đó, có thể thấy quy định này lại có vẻ gián tiếp ngầm định nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của TCTD.
– Sự không thống nhất này cũng như khác biệt trong cách tiếp cận so với Luật các TCTD khiến không ít TCTD còn khá băn khoăn. Trong một hướng dẫn chính thức bằng văn bản cho ngành ngân hàng liên quan đến việc áp dụng Thông tư 39, NHNN đã nhắc lại quy định nêu trên của Luật các TCTD và điều này được hiểu là theo quan điểm của NHNN, TCTD vẫn có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
– Trong thoả thuận cho vay giữa ngân hàng và chủ thể vay thì cần phải có những thoả thuận cho vay, trong đó cũng đề cập đến mục đích sử dụng vốn vay, quy định tại Điều 23 Thông tư 39/2016/TT- NHNN như sau:
Thỏa thuận cho vay
– Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;
+ Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
+ Mục đích sử dụng vốn vay;
+ Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;
+ Phương thức cho vay;
+ Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
+ Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;
+ Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;
+ Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;
+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư này;
+ Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
+ Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo khoản 1 Điều 21 Thông tư này;
+ Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;
+ Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.
– Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
– Thỏa thuận cho vay quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được lập dưới hình thức thỏa thuận cho vay cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận cho vay cụ thể.
– Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thực hiện:
+ Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng;
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin.