Khi tổ chức kiểm tra, xác nhận về việc phòng cháy, chữa cháy thì các cơ quan có thẩm quyền cần lập biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy và hướng dẫn soạn thảo chi tiết mẫu đơn này.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là công việc quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân, nhất là trong thời điểm hỏa hoạn xảy ra thường xuyên vào mùa khô. Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để có thể đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của mọi người, mọi do thiệt hại cháy nổ gây ra. Các hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy sẽ được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thường xuyên. Cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động đó là cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy. Mẫu biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy được sử dụng rộng rãi trong thực tế và có vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiểm tra, xác nhận về việc phòng cháy, chữa cháy. Mẫu ghi rõ thời gian kiểm tra, đơn vị kiểm tra, đối tượng thực hiện hoạt động kiểm tra,…. Mẫu biên bản được ban hành theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, đại diện các đơn vị cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để biên bản có giá trị trong thực tế.
2. Mẫu biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy:
…. (1) ….
…. (2) ….
______
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
BIÊN BẢN KIỂM TRA
…… (3) ……
Hồi…. giờ…….. ngày……….. tháng…… năm………….. , tại………..
Địa chỉ:………..
Chúng tôi gồm:
Đại diện:………
– Ông/bà:………… ; Chức vụ:…………….
– Ông/bà:………… ; Chức vụ:…………….
Đã tiến hành kiểm tra …………. (3)…………. đối… với…………… (4)……………..
Đại diện:……..
– Ông/bà:……… ; Chức vụ:……..
– Ông/bà:……… ; Chức vụ:……….
Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:
…………… (5)……….
Biên bản được lập xong hồi …………….. giờ……… ngày……… tháng…………. năm ……….gồm …… trang, được lập thành…………. bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN
…(6)…
ĐẠI DIỆN
…(7)…
ĐẠI DIỆN
…(8)…
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan, tổ chức chủ trì kiểm tra;
(3) Ghi nội dung kiểm tra: An toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
(4) Tên đối tượng được kiểm tra;
(5) Phần trình bày của đại diện đơn vị được kiểm tra (chủ cơ sở, chủ đầu tư, chủ phương tiện,…), phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nhận xét, đánh giá và kiến nghị;
(6) Đại diện đơn vị được kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có;
(7) Đại diện đơn vị, cá nhân có liên quan ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có;
(8) Đại diện đoàn kiểm tra hoặc người được phân công thực hiện kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có.
4. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy:
Theo Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Đối tượng kiểm tra:
a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
c) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;
d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;
b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;
d) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;
đ) Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
a) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
b) Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trong phạm vi quản lý của mình;
đ)
4. Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, cụ thể:
Sau khi cơ sở được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 45 Nghị định này thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ một năm một lần để xác định việc duy trì, bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 41 Nghị định này hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý. Khi phát hiện vi phạm, lập biên bản (Mẫu số PC 10) và đề xuất cấp có thẩm quyền ký quyết định thu hồi (Mẫu PC35).
5. Thủ tục kiểm tra:
a) Đối với trường hợp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:
Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại điểm c và điểm đ khoản 3 Điều này trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải
Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 Điều này khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;
b) Đối với trường hợp kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 4 Điều này:
Cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;
Cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;
c) Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều này phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10). Trường hợp đối tượng kiểm tra không ký biên bản thì phải có xác nhận của hai người làm chứng hoặc chính quyền địa phương.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng kiểm tra về phòng cháy chữa cháy bao gồm:
– Thứ nhất, cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
– Thứ hai, khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Thứ ba, công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự.
– Thứ tư, là các cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Chủ thể có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
– Thứ nhất, người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
– Thứ hai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
– Thứ ba, cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
Thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
– Kiểm tra thường xuyên: người có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
– Kiểm tra định kỳ, đột xuất:
+ Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
+ Người có trách nhiệm kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên khi tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, địa bàn do cấp dưới quản lý phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó biết.
– Ngoài ra, việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được lập thành biên bản. Việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức.