Lực lượng kiểm lâm hiện nay đang ngày càng tăng cường kiểm tra, quản lý để ngăn chặn tình trạng này và có các biện pháp kiểm tra lâm sản chặt chẽ, theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Khi tiến hành kiểm tra lâm sản cần lập thành biên bản kiểm tra lâm sản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra lâm sản là gì?
Mẫu biên bản kiểm tra lâm sản là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành kiểm tra lâm sản. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Mẫu biên bản kiểm tra lâm sản nêu rõ thành phần tham gia, đối tượng được kiểm tra, nội dung kiểm tra, kết luận sau kiểm tra..
2. Mẫu biên bản kiểm tra lâm sản:
………
………
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM TRA LÂM SẢN
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……., hồi ……. giờ ….. Tại:……(1)
Chúng tôi gồm: (2)
1)……., chức vụ: ………., đơn vị: ……
2)…..…., chức vụ: ………., đơn vị: ……
3)………., chức vụ: ……., đơn vị: ……
Tiến hành kiểm tra lâm sản của (tổ chức, cá nhân):…………..(3)
Địa chỉ:……….., nghề nghiệp:……..(4)
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân số: …; ngày cấp ………., nơi cấp…. (5)
Đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp số …..; ngày cấp …….., nơi cấp…(6)
Người làm chứng (nếu có): (7)
Họ tên …….
Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …………..; ngày cấp ………………., nơi cấp ……
Nội dung kiểm tra:…(8)
Hồ sơ lâm sản kèm theo gồm có:……………(9)
Kết luận sau kiểm tra:..(10)
Việc kiểm tra kết thúc vào hồi …….. giờ…… ngày…….tháng ……. năm ……, trong quá trình kiểm tra không làm hư hỏng, mất mát gì.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên vào biên bản.
Biên bản lập thành …. bản, giao cho cá nhân/tổ chức được kiểm tra một bản./.
CÁ NHÂN/TỔ CHỨC ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
ĐẠI DIỆN TỔ KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LÀM CHỨNG
(nếu có, ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(2): Điền tên, chức vụ, đơn vị của những người tham gia
(3): Điền tên của tổ chức, cá nhân
(4): Điền địa chỉ, nghề nghiệp của cá nhân, tổ chức
(5): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp( nếu là cá nhân)
(6): Điền mã số doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp ( nếu là doanh nghiệp)
(7): Điền tên, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người làm chứng ( nếu có)
(8): Điền nội dung kiểm tra
(9): Điền hồ sơ lâm sản kèm theo
(10): Điền kết luận sau kiểm tra
4. Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản:
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 27/2018/TT- BNNPTNT
4.1. Bảng kê lâm sản, bảng kê lâm sản:
– Thẩm quyền kiểm tra bao gồm: Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (sau đây viết tắt là Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm), trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra. Người có thẩm quyền kiểm tra lâm sản có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 5 Thông tư 27/2018/TT- BNNPTNT quy định:
– Mẫu bảng kê lâm sản ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng thống nhất đối với tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.
– Bảng kê lâm sản do tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nhập, xuất lâm sản lập khi nghiệm thu, đóng búa kiểm lâm hoặc nghiệm thu, xuất lâm sản trên cùng một lần và một phương tiện vận chuyển.
Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân lập bảng kê lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản.
– Phương pháp lập bảng kê lâm sản
+ Chủ lâm sản ghi đầy đủ các nội dung về lâm sản tại bảng kê lâm sản.
+ Ghi chi tiết đối với khúc, lóng gỗ tròn nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên và những tấm, hộp gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài từ 1m trở lên, chiều rộng từ 20 cm trở lên và chiều dày từ 5 cm trở lên;
+ Ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng đối với gỗ tròn, gỗ đẽo, gỗ xẻ rừng tự nhiên trong nước không đủ kích thước quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 5 của Thông tư này hoặc gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung không phân loại theo cấp đường kính.
+ Trường hợp lập bảng kê lâm sản tổng hợp chung trên đây, khi đưa lâm sản vào chế biến để sản xuất các sản phẩm khác nhau, thì chủ lâm sản phải lập bảng kê lâm sản sử dụng cho sản xuất từng loại sản phẩm và ghi rõ nguồn gốc được trích ra từ bảng kê lâm sản tổng hợp gốc đó.
+ Ghi chi tiết hoặc ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng đối với từng loại lâm sản ngoài gỗ phù hợp với thực tế.
+ Tại cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng khối lượng lâm sản.
Như vậy, những người lâm bảng kê lâm sản bao gồm những tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nhập, xuất lâm sản lập khi nghiệm thu, đóng búa kiểm lâm hoặc nghiệm thu, xuất lâm sản trên cùng một lần và một phương tiện vận chuyển và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã kê trong bảng kê lâm sản, theo đó chủ lâm sản phải kê đầy đủ những thông tin trong bảng kê theo quy định của pháp luật.
4.2. Trình tự kiểm tra:
Điều 41 Thông tư 27/2018/TT- BNNPTNT quy định:
– Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra và người chứng kiến (nếu có).
– Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra.
– Tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền, Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cấp trên để kịp thời xử lý.
– Kiểm tra vận chuyển lâm sản: Tổ kiểm tra chỉ được dừng phương tiện giao thông đang lưu thông để kiểm tra lâm sản khi có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này. Hiệu lệnh dừng phương tiện có thể sử dụng một loại hoặc sử dụng kết hợp còi, cờ hiệu Kiểm lâm, đèn pin.
– Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu: Trong trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tổ chức kiểm tra, xác minh nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
– Chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng, chủ lâm sản hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ về quản lý cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng và hồ sơ nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
– Như vậy, trình tự kiểm tra lâm sản được thực hiện theo quy định của pháp luật, cơ quan kiểm tra yêu cầu đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan phải chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc một cách nghiêm túc với tổ điều tra. Kiểm tra lâm sản bao gồm kiểm tra vận chuyển lâm sản và kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu. Trong quán trình kiểm tra thì chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng, chủ lâm sản hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển phải chấp hành đầy đủ các yêu cầu kiểm tra cũng như phải xuất trình đầy đủ những hồ sơ về quản lý cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng và hồ sơ chứng minh nguồn gốc của lâm sản cho tổ kiểm tra.
4.3. Nội dung kiểm tra:
Điều 42 Thông tư 27/2018/TT- BNNPTNT quy định:
– Đối với khai thác lâm sản:
+ Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác; chấp hành quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác; hồ sơ, tài liệu liên quan đến khai thác lâm sản;
+ Đối với gỗ đã khai thác được vận xuất, vận chuyển về bãi tập trung: thực hiện kiểm tra về số lượng, khối lượng, loài gỗ, số hiệu gỗ, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;
+ Đối với lâm sản ngoài gỗ: kiểm tra về số lượng, khối lượng, tên loài, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này.
– Đối với vận chuyển lâm sản:
+ Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương III Thông tư này;
+ Lâm sản hiện có trên phương tiện vận chuyển.
– Đối với cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ:
+ Hồ sơ lâm sản theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này;
+ Lâm sản hiện có tại cơ sở;
+ Việc lưu trữ hồ sơ lâm sản.
– Đối với lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh:
+ Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 17 và Mục 3 Chương III Thông tư này;
+ Lâm sản hiện có tại cửa khẩu.
– Đối với cơ sở nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng:
+ Hồ sơ động vật rừng gây nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
+ Động vật rừng đang nuôi.
– Đối với nơi cất giữ lâm sản:
+ Hồ sơ lâm sản tại nơi cất giữ theo quy định tại Điều 32 Thông tư này;
+ Lâm sản hiện có tại nơi cất giữ.
* Đối tượng, hình thức kiểm tra
Điều 36 Thông tư 27/2018/TT- BNNPTNT quy định:
– Đối tượng kiểm tra: tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nhập, xuất lâm sản lập khi nghiệm thu, đóng búa kiểm lâm hoặc nghiệm thu, xuất lâm sản trên cùng một lần và một phương tiện vận chuyển.
– Hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra theo kế hoạch;
+ Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, có thể thấy rằng, đối tượng, hình thức kiểm tra là những tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nhập, xuất lâm sản lập khi nghiệm thu, đóng búa kiểm lâm hoặc nghiệm thu, xuất lâm sản trên cùng một lần và một phương tiện vận chuyển . Theo đó hình thức kiểm tra được thực hiện dưới hai hình thức đó là: kiểm ra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.