Do đặc thù hoạt động mà các yêu cầu về kỹ thuật, kiểm tra tàu cá luôn được đặt ra, nếu tàu cá không đủ các điều kiện đảm bảo an toàn thì dễ dẫn đến những trục trặc, hư hỏng khi đánh bắt xa khơi. Do vậy, hoạt động kiểm tra tàu cá là hoạt động không thể thiếu.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm tra kỹ thuật tàu cá hằng năm là gì?
Tại Thông tư số 23/2018/TT- BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá có quy định như sau:
Kiểm tra chu kỳ:
– Các đợt kiểm tra chu kỳ, gồm: Kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ;
– Thời hạn kiểm tra chu kỳ được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến tàu cá.”
(Khoản 3 Điều 15)
Như vậy, hoạt động kiểm tra tàu cá hằng năm là hoạt động kiểm tra tàu cá theo chu kỳ, khi đó sẽ thực hiện hoạt động kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến tàu cá.
Biên bản kiểm tra tàu cá hằng năm là văn bản được lập ra đăng kiểm viên, chủ tàu cá lập khi tiến hành kiểm tra các kỹ thuật của tàu cá hàng năm
Biên bản kiểm tra tàu cá hằng năm được dùng để lập ra nhằm ghi lại những hoạt động khi tiến hành kiểm tra đối với tàu cá.
Trong biên bản kiểm tra tàu cá hằng năm bao gồm những nội dung như thông tin về tàu cá được kiểm tra, người tiến hành kiểm tra, nội dung kiểm tra,…
2. Mẫu biên bản kiểm tra tàu cá hằng năm và soạn thảo:
Mẫu biên bản kiểm tra tàu cá hằng năm được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT- BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
——-
Số: /ĐKTC
….., ngày …… tháng ……. năm 20… (1)
BIÊN BẢN KIỂM TRA KỸ THUẬT
HÀNG NĂM
Tên tàu: (2) | Công dụng (nghề): (3) | |||||
Số đăng ký: | Năm, nơi đóng: | |||||
Chủ tàu: (4) | Địa chỉ: (5) | |||||
Nơi kiểm tra: | ||||||
Theo yêu cầu kiểm tra hàng năm/trên đà (*) của | ||||||
Chúng tôi gồm: (6) 1. …… 2. …… 3. …… Là đăng kiểm viên của: | ||||||
Đã kiểm tra an toàn kỹ thuật hàng năm/trên đà (*) tàu nói trên và nhận thấy: | ||||||
A. THÂN TÀU | ||||||
Kết cấu thân tàu: | ||||||
– Phần vỏ: | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
– Phần thượng tầng: | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
– Phần sơn (đánh dấu tàu cá) | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
B. MÁY CHÍNH, MÁY PHỤ VÀ CÁC HỆ THỐNG Máy chính 1: | ||||||
Ký hiệu máy: Công suất, KW: | Vòng quay định mức, vòng/phút: Số máy: | |||||
Kết quả kiểm tra | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
Máy chính 2: Ký hiệu máy: Công suất, KW: | Vòng quay định mức, vòng/phút: Số máy: | |||||
Kết quả kiểm tra | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
Máy chính….. | ||||||
Máy phụ 1: Ký hiệu máy: Công suất, KW: | Vòng quay định mức, vòng/phút: Số máy: | |||||
Kết quả kiểm tra | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
Máy phụ 2: Ký hiệu máy: Công suất, KW: | Vòng quay định mức, vòng/phút: Số máy: | |||||
Kết quả kiểm tra | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
Máy phụ……. | ||||||
C. HỆ TRỤC CHÂN VỊT | ||||||
Kết quả kiểm tra | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
D. CÁC TRANG THIẾT BỊ | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
– Cứu sinh: | ||||||
– Tín hiệu: | ||||||
– VTĐ: | ||||||
– Hàng hải: | ||||||
– Neo: | ||||||
– Lái: | ||||||
– Cứu hỏa: | ||||||
– Chống thủng, chống chìm: | ||||||
– Khai thác: | ||||||
– Điện: | ||||||
– Lạnh: | ||||||
– Các trang thiết bị khác: | ||||||
TÓM TẮT VỀ KẾT QUẢ KIỂM TRA | ||||||
Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | ||||
1. Thân tàu: | ||||||
2. Máy chính, máy phụ: | ||||||
3. Các trang thiết bị: | ||||||
YÊU CẦU CỤ THỂ | ||||||
KẾT LUẬN | ||||||
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, kết luận như sau: | ||||||
Trạng thái kỹ thuật | Thỏa mãn | Hạn chế | Cấm hoạt động | |||
– Vùng hoạt động: | ||||||
– Thời hạn đến hết ngày …/…/20.. | Với điều kiện phải thực hiện các yêu cầu ứng với: | |||||
Mạn khô, m: …… ; Sức chở tối đa, tấn: ……..; Số thuyền viên, người: …… | ||||||
– Họ tên, chữ ký những người có mặt khi kiểm tra: | ||||||
Kết quả kiểm tra được ghi vào trang …… Sổ Đăng kiểm tàu cá. | ||||||
Biên bản này được lập 02 bản: Chủ tàu 01 bản, Cơ sở đăng kiểm tàu cá 01 bản |
ĐĂNG KIỂM VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU
(Ký, ghi rõ họ tên)
Soạn thảo biên bản kiểm tra tàu cá hằng năm
(1) Ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản
(2) Ghi tên tàu cá được tiến hành kiểm tra
(3) Ghi công dụng của tàu cá
(4) Ghi tên chủ sở hữu của tàu cá
(5) Ghi địa chủ của chủ sở hữu tàu cá, viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
(6) Ghi tên các cá nhân tham gia kiểm tra tàu cá.
(*) Gạch bỏ chỗ không phù hợp.
3. Quy định về hoạt động kiểm tra tàu cá:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Luật Thủy sản năm 2017 thì: “Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên phải được đăng kiểm, phân cấp và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.”
Như vậy, đối với các tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên phải tiến hành đăng kiểm tàu cá. Và đối với các tàu được đăng kiểm như vậy thì sẽ được tiến hành kiểm tra theo chu kỳ nói chung hay kiểm tra hằng năm nói riêng.
Theo quy định tại QCVN 02-21: 2015/BNNPTNT do Vụ Khai thác thủy sản biên soạn, Tổng cục Thủy sản trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 20/2015/BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2015 quy đinh về kiểm tra trang thiết bị trên các tàu đang khai thác, theo đó thì nếu không có qui định nào khác thì tất cả các trang thiết bị an toàn trên tàu cá phải được kiểm tra đồng thời và về nguyên tắc thời hạn kiểm tra phải trùng với chu kỳ kiểm tra phân cấp tàu.
Hoạt động Kiểm tra các trang thiết bị an toàn của tàu đang khai thác không có sự giám của Đăng kiểm trong đóng mới được thực hiện như sau:
– Đăng kiểm có thể thực hiện sự giám sát đối với trang thiết bị an toàn của tàu đang khai thác mà trước đây tàu không có sự giám sát của Đăng kiểm trong đóng mới với điều kiện phải đưa tàu vào kiểm tra phân cấp (kiểm tra lần đầu).
Khi đưa các trang thiết bị an toàn của tàu vào giám sát phải trình hồ sơ kỹ thuật trang thiết bị an toàn của tàu như qui định đó là bao gồm hồ sơ về phương tiện cứu sinh; hồ sơ về phương tiện tín hiệu; Hồ sơ về trang bị vô tuyến điện, hồ sơ về thiết bị hàng hải và hồ sơ thiết kế tàu cá, đồng thời kể cả hồ sơ kiểm tra trang thiết bị an toàn lần trước.
Các bước kiểm tra
Bước 1 đó chính là chuẩn bị kiểm tra:
– Chủ tàu khi yêu cầu kiểm tra phải thực hiện tất cả các công việc chuẩn bị cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra và phải bố trí người có hiểu biết về các yêu cầu kiểm tra để thực hiện các công việc phục vụ cho việc kiểm tra.
– Đăng kiểm có thể từ chối kiểm tra nếu: Việc chuẩn bị kiểm tra không được thực hiện; khi không có mặt chủ tàu hoặc người có trách nhiệm; khi Đăng kiểm thấy không đảm bảo an toàn để thực hiện kiểm tra.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra:
Đăng kiểm viên tiến hành kiểm tra tàu cá theo quy định về “Loại kiểm tra trang thiết bị an toàn”.
Bước 3: Kết quả kiểm tra: Nếu Đăng kiểm thấy cần thiết phải sửa chữa thì chủ trang thiết bị phải thực hiện công việc sửa chữa cần thiết thỏa mãn các yêu cầu của Đăng kiểm.
Chi tiết về loại kiểm tra trang thiết bị an toàn:
– Trang thiết bị an toàn lắp trên tàu phải được Đăng kiểm kiểm tra theo các loại hình kiểm tra sau đây với kết quả thỏa mãn:
+ Kiểm tra lần đầu trước khi đưa trang thiết bị vào sử dụng nhằm mục đích xác định trạng thái kỹ thuật của trang thiết bị lần đầu trình Đăng kiểm. Việc kiểm tra được thực hiện đối với việc lắp đặt, bố trí, thử hoạt động, cũng như số lượng trang thiết bị lắp trên tàu, để xác nhận mức độ thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này và khả năng cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá cho tàu (mẫu Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo quy định tại Phụ lục III, Quy chế đăng kiểm tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ- BNN ngày 28/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
+ Kiểm tra hàng năm được thực hiện bằng cách kiểm tra tổng quát các trang thiết bị an toàn nhằm xác nhận các trang thiết bị hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện để được cấp lại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
+ Kiểm tra bất thường: Khối lượng kiểm tra bất thường do Đăng kiểm qui định tùy theo mục đích kiểm tra và trạng thái của trang thiết bị. Việc kiểm tra này nhằm phát hiện hư hỏng, thống nhất khối lượng công việc sửa chữa sự cố và xác định khả năng, điều kiện còn hiệu lực của Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá. Nếu kiểm tra bất thường theo yêu cầu của Chủ tàu hoặc Bảo hiểm, thì khối lượng kiểm tra được tiến hành theo yêu cầu.
– Thời hạn kiểm tra:
+ Kiểm tra lần đầu trước khi đưa trang thiết bị vào sử dụng được thực hiện khi nhận được giấy đề nghị kiểm tra lần đầu trang thiết bị an toàn.
+ Kiểm tra hàng năm: Các đợt kiểm tra hàng năm có thời hạn 12 tháng, được ấn định kể từ ngày kiểm tra lần đầu. Có thể tiến hành trước hoặc sau ngày hết hạn 3 tháng nhưng không thay đổi ngày ấn định kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra các thiết bị của tàu cá có thể thực hiện dưới dạng kiểm tra hồ sơ đối với xuồng cấp cứu, phao cứu sinh, còn đối với các thiết bị còn lại thì kiểm tra dưới dạng thử hoạt động hoặc kiểm tra bên ngoài.
Hoạt động kiểm tra các thiết bị của tàu cá được thực hiện theo các trình tự cũng như các tiêu chuẩn, phương thức kiểm tra đối với các bộ phận của tàu cá như trên. Hoạt động kiểm tra tàu cá là hoạt động quan trọng, cần được tiến hành theo đúng định kỳ, để có thể phát hiện ra các bộ phận bị hư hỏng, xuống cấp, tiến hành sửa chữa kịp thời, tránh gây ra những sự cố, thiệt hại khó lường khi tàu cá đang khai thác trên biển.