Giáo viên được các cơ sở giáo dục thực hiện việc trực tiếp quản lý. Do đó hàng tháng phải thực hiện hoạt động kiểm tra hồ sơ giáo viên. Các kết quả kiểm tra được lập thành biên bản kiểm tra, có nội dung kết luận và đánh giá trong công tác thực hiện. Mẫu biên bản dưới đây có thể được các cơ sở giáo dục sử dụng, điền các thông tin thực tế của đơn vị mình.
Mục lục bài viết
1. Quy định về hồ sơ giáo viên:
1.1. Ý nghĩa kiểm tra hồ sơ giáo viên:
Giáo viên là gì?
Giáo viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục. Có các cấp giáo dục khác nhau trong tổ chức, triển khai và quản lý nhà nước. Bao gồm: mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.
Các giáo viên phải có bài giảng theo chương trình, lộ trình học. Từ đó chủ động trong việc lên lớp và giảng dạy cho học sinh được hiệu quả.
Giáo viên là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học. Đây có thể là các kiến thức lý luận hoặc các ứng dụng trên thực tế. Từ đó định hướng học tập văn hóa và định hướng các nghề nghiệp tương lai.
Giáo viên phải thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh. Đồng thời giáo viên còn giáo dục cho học sinh cách cư xử trong cuộc sống.
Biên bản kiểm tra giáo viên:
Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên được cơ sở giáo dục thực hiện. Mang đến dữ liệu được sử dụng từ mẫu dùng để kiểm tra hoạt đồng sư phạm của giáo viên về: Công tác giảng dạy, quy chế chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp.
Các yếu tố đó được căn cứ đánh giá trên nghiệp vụ của giáo viên trong giảng dạy. Đây cũng là yêu cầu của nghề nghiệp đặt dưới sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục.
Kiểm tra hồ sơ giáo viên là một hoạt động phổ biến trong các trường học. Hoạt động này cũng được thực hiện thường xuyên, định lỳ hàng tháng. Việc kiểm tra hồ sơ giáo viên nhằm đánh giá và xem xét giáo viên có đáp ứng được các yêu cầu công việc hay không? Qua đó đánh giá sự hoàn thành trong công tác chuẩn bị cho hoạt động dạy học.
Để thực hiện được hoạt động này thì cần có biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản phải trình bày theo bố cục, theo dàn ý chính.
Hồ sơ giáo viên là những loại sổ sách mà giáo viên cần có. Mỗi giáo viên trong trách nhiệm quản lý và giảng dạy lớp hoch, môn học cần chuẩn bị đủ hồ sơ. Đối với giáo viên tiểu học và giáo viên cấp THCS và THPT thì có những loại hồ sơ cũng khác nhau. Bởi các tính chất giảng dạy của môn học, hoạt động dạy học và các trách nhiệm đặt ra khác nhau.
Đối với giáo viên tiểu học:
Căn cứ theo khoản 2 điều 21 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT thì hồ sơ giáo viên bao gồm:
“ a) Kế hoạch bài dạy.
b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội)”
Ngoài kế hoạch để thực hiện công tác giảng dạy là chuyên môn chính, giáo viên phải có các đầu mục hồ sơ khác theo quy định. Ngoài học tập, các học sinh còn tham gia công tác Đội với sự quản lý, dìu dắt của giáo viên. Đặc biệt cần theo dõi, đánh giá và phản ánh định kỳ hiệu quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Đối với các hoạt động quản lý cụ thể cũng triển khai các đầu sổ khác nhau.
Đối với giáo viên thcs và thpt:
Theo khoản 3 điều 21 thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT thì hồ sơ bao gồm:
“ a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).”
Như vậy, các hoạt động quản lý của giáo viên có điểm khác biệt trong công tác chuyên môn. Họ cần chuyên tâm hơn đối với chất lượng giảng dạy, hiệu quả học tập của học sing mình quản lý.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Hồ sơ giáo viên tiếng Anh là Teacher Profile.
Biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên tiếng Anh là Minutes of checking teacher records.
3. Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên hàng tháng mới nhất:
3.1. Biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên hàng tháng số 1:
TRƯỜNG ……….. TỔ CHUYÊN MÔN:……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc |
BIÊN BẢN KIỂM TRA HỒ SƠ GIÁO VIÊN
Vào lúc ……giờ…….phút, ngày……tháng……năm 20……
tổ chuyên môn: tiến hành kiểm tra hồ sơ giáo viên lần thứ …… năm học ………..với thành phần và nội dung kiểm tra như sau:
I. Thành phần kiểm tra:
1. Người kiểm tra:
1- Họ, tên: ………Chức vụ ……..
2- Họ, tên: ………Chức vụ ……..
2. Người được kiểm tra:
Họ, tên giáo viên được kiểm tra:.…..
Môn: ……..;Tổ chuyên môn.……
II. Nội dung kiểm tra
1. Kế hoạch giảng dạy (Sổ báo giảng)
Đã lên kế hoạch đến tuần:………, so với yêu cầu:…….
Nhận xét:
Xếp loại:
2. Giáo án giảng dạy
3. Giáo án giảng dạy chuyên môn
1- Giáo án môn:………..đã soạn đến tiết………., so với yêu cầu PPCT:………
2- Giáo án môn:……….đã soạn đến tiết………., so với yêu cầu PPCT:………..
3- Giáo án môn:……..đã soạn đến tiết………., so với yêu cầu PPCT:………..
4. Giáo án giảng dạy tự chọn
1- GA tự chọn môn:………đã soạn đến tiết………., so với yêu cầu PPCT:………..
2- GA tự chọn môn:……….đã soạn đến tiết………., so với yêu cầu PPCT:………..
3- GA tự chọn môn:………đã soạn đến tiết………., so với yêu cầu PPCT:………..
Nhận xét:
Xếp loại:
5. Sổ điểm cá nhân
Tiến độ cho điểm so với yêu cầu:………
Nhận xét:
Xếp loại:
6. Sổ dự giờ
Đã dự giờ được:……, so với yêu cầu:…..
Nhận xét:
Xếp loại:
7. Sổ hội họp
Nhận xét:
Xếp loại:
8. Sổ chủ nhiệm
Nhận xét:
Xếp loại:
9. Hồ sơ khác
III. Ý kiến người được kiểm tra
Xếp loại chung:……..
Người được kiểm tra | ….., ngày……tháng ……năm 20…… Người kiểm tra |
3.2. Biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên hàng tháng số 2:
TRƯỜNG……….. TỔ:…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN KIỂM TRA HỒ SƠ GIÁO VIÊN
Vào hồi … h … ngày … tháng … năm ………, Tổ…….tiến hành kiểm tra hồ sơ giáo viên với thành phần và nội dung kiểm tra như sau:
I – Thành phần kiểm tra:
1- Người kiểm tra: ………
2- Người được kiểm tra: ……….
II – Nội dung kiểm tra:
1- Giáo án:
– Nhận xét: ……
2- Sổ điểm :
– Đã vào điểm đến tháng thứ …… so với yêu cầu thì ………..
– Nhận xét: ……………
3- Sổ chủ nhiệm:
– Đã lên kế hoạch đến tuần thứ …… so với yêu cầu thì ………
…………
4- Sổ dự giờ:
– Đã dự giờ đến tiết thứ …… so với yêu cầu thì ……
– Nhận xét: …………
5- Sổ công tác (Sổ họp):
…………
…………
6- Các loại sổ sách khác (nếu có):
…………
…………
Đánh giá xếp loại chung: …………
………
Biên bản kết thúc vào hồi …h… ngày … tháng … năm ………
Người được kiểm tra | Người kiểm tra |
4. Hướng dẫn viết biên bản:
Tổ chuyên môn thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với hồ sơ của giáo viên. Qua đó tiến hành các kiểm tra, đánh giá dựa trên chuyên môn, nghiệp vụ và các nhiệm vụ của hoạt động nghề nghiệp. Qua đó, tổ chuyên môn thực hiện hoạt động quản lý các giáo viên của tổ mình. Phải có hoạt động quản lý hiệu quả mới đảm bảo trong công tác giảng dạy, chất lượng chung trong quản lý giáo viên của cơ sở giáo dục.
Đã là biên bản, bắt buộc phải xác nhận về thời gian thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá. Mang đến các khách quan, trung thực trong nội dung được xác lập trong biên bản.
Các biên bản này được lập định kỳ hàng tháng trong hoạt động kiểm tra thực tế. Cho nên cần ghi thời gian, lần kiểm tra được tiến hành trong năm. Cung cấp chính xác thông tin thời gian để kiểm soát trong hiệu quả làm việc của tổ kiểm tra và các công tác chuyên môn được tiến hành.
* Nội dung của biên bản:
– Thành phần kiểm tra:
Xác định các chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan trong hoạt động kiểm tra.
+ Người được kiểm tra là giáo viên đang được quản lý, tiến hành giảng dạy trong cơ sở giáo dục. Giáo viên này cũng đang được tổ chuyên môn quản lý chung.
+ Người thực hiện kiểm tra: Có thể là một cá nhân hoặc một tổ thực hiện việc kiểm tra. Để đảm bảo tính khách quan trong công tác chuyên môn đang thực hiện. Đồng thời phản ánh tính chính xác của nội dung được phản ánh trong biên bản. Biên bản có ý nghĩa làm căn cứ cho các công tác quản lý, giám sát nhiệm vụ của giáo viên tại đơn vị, tại cơ sở giáo dục.
– Nội dung kiểm tra:
Tùy thuộc vào thành phần hồ sơ để tiến hành kiểm tra đầu đủ các đầu mục. Thực hiện ghi chép, phản ánh chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Đồng thời cho các nhận xét, đánh giá khách quan về chất lượng hồ sơ tại thời điểm kiểm tra. Có đảm bảo đúng cơ chế, đảm bảo cho quá trình giảng dạy, tổ chức các công tác liên quan hay không.
– Đưa ra đánh giá, xếp loại chung cho hoạt động kiểm tra.
– Thời gian, địa điểm kết thúc biên bản.
– Ký xác nhận:
Đối với người có nhiệm vụ, quyền hạn lập biên bản phải ký ở phần người kiểm tra. Để xác nhận về tính chính xác của thông tin, đồng thời là ý kiến đánh giá một cách khách quan được đưa ra.
Người được kiểm tra là giáo viên của cơ sở giáo dục. Họ có các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong trách nhiệm của giáo viên. Khi ký biên bản, xác nhận sự đồng ý đối với các nội dung phản ánh, đánh giá trong biên bản.
* Hình thức của biên bản:
Biên bản phải được đảm bảo về bố cục, về trình tự triển khai các nội dung. Đây là biên bản được lưu trữ, sử dụng trong hoạt động quản lý giáo viên của cơ sở giáo dục. Do đó, biên bản phải đảm bảo hình thức của một văn bản hành chính.
Có thể trình bày các nội dung theo trình tự thời gian. Bởi biên bản phải phản ánh đúng các công việc được thực hiện theo trình tự thời gian. Từ đó đưa ra các căn cứ và nhận định phù hợp.