Khi công trình sắp hết thời hạn bảo hành, người giám sát thi công công trình phải kiểm tra hiện trạng công trình trước khi hết thời hạn bảo hành. Việc này được ghi nhận qua biên bản kiểm tra hiện trạng công trình trước khi hết thời hạn bảo hành.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng công trình trước khi hết thời hạn bảo hành là gì, mục đích của mẫu biên bản?
Mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng công trình trước khi hết thời hạn bảo hành là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc kiểm tra hiện trạng công trình trước khi hết thời hạn bảo hành với nội dung nêu rõ hạng mục công trình, thành phần và thời gian kiểm tra, hiện trạng công trình…
Mục đích của mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng công trình trước khi hết thời hạn bảo hành: biên bản nhằm mục đích ghi lại quá trình làm việc, quá trình kiểm tra hiện trạng công trình trước khi hết thời hạn bảo hành.
2. Những quy định liên quan đến bảo hành công trình xây dựng:
Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, tại Điều 28 quy định về yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
“1. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
2. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong
3. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.
5. Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
c) Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
6. Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
7. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.”
Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng
– Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
– Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành phần công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.
– Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng. Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị.
– Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng:
Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản và hoàn trả tiền bảo hành (hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương) cho các nhà thầu trong trường hợp kết quả kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị tại khoản 4 Điều này đạt yêu cầu;
Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
– Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
– Đối với công trình nhà ở, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, hình thức, giá trị và thời hạn bảo hành thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
3. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng công trình trước khi hết thời hạn bảo hành:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH TRƯỚC KHI HẾT THỜI HẠN BẢO HÀNH
Công trình: ……..
Hạng mục: ……….
Địa điểm xây dựng: ……….
I. Thành phần tham gia kiểm tra:
1. Đại diện Ban Quản lý Dự án
– Ông ……….. Chức vụ: …..
– Ông ………… Chức vụ: ………
2.Đại diện Nhà thầu thi công: ………………….(Ghi tên nhà thầu)
– Ông ……….. Chức vụ: ………..
– Ông ………… Chức vụ: ………….
3. Đại diện Đơn vị Quản lý khai thác, sử dụng: …… Ghi tên đơn vị QLKT,SD)
– Ông ………… Chức vụ: ……….
– Ông ………… Chức vụ: ………..
II. Thời gian kiểm tra:
Bắt đầu: Lúc …… giờ…….. phút…….. ngày ……. tháng………..năm ..
Kết thúc: Lúc …… giờ…….. phút…….. ngày ……. tháng………..năm ..
III. Hiện trạng công trình tại thời điểm kiểm tra:
1. Đánh giá chung về chất lượng công trình: (Phần này các bên nhận xét, đánh giá chất lượng tổng thể công trình trong thời gian bảo hành):
………..
2. Những sai sót, hư hỏng cần sửa chữa, khắc phục: (thống kê các sai sót, hư hỏng và đánh giá mức độ hư hỏng)
………….
3. Thời hạn hoàn thành sửa chữa, khắc phục:
Nhà thầu thi công phải hoàn thiện công việc sữa chữa, khắc phục các sai sót, hư hỏng đã thống kê trên đây trước ngày … tháng… năm 20… (ngày hoàn thành phải đảm bảo trườc ngày hết thời hạn bảo hành).
Sau khi hoàn thành sửa chữa, khắc phục các sai sót, hư hỏng, Nhà thầu thi công thông báo cho các bên liên quan kiểm tra và lập biên bản xác nhận hết thời gian bảo hành công trình.
Biên bản được các bên thông qua và lập thành …. bản có giá trị pháp lý như như nhau. Ban Quản lý Dự án …. giữ … bản; Nhà thầu ….. (bao gồm cả nhà thầu xây lắp và nhà thầu cơ khí, thiết bị) giữ …. bản. Đơn vị Quản lý khai thác (ghi tên đơn vị QLKH) giữ ….. bản.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KHAI THÁC
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản:
– Thời gian thực hiện kiểm tra trước ít nhất 1 tháng khi thời điểm thực hiện bảo hành công trình kết thúc (để nhà thầu có thời gian hoàn thành sửa chữa, khắc phục trước thời điểm kết thúc thực hiện bảo hành).
– Biên bản này được áp dụng khi các bên xác nhận sắp hết thời hạn bảo hành công trình, kiểm tra tổng thể công trình để xem công trình có sai sót, kịp sửa chữa trước khi hết thời hạn bản hành.
– Toàn bộ nội dung biên bản này phải được đánh máy (không được viết tay).