Chương trình giáo dục và người thực hiện có hiệu quả hay không, Bộ giáo dục đã thực hiện việc kiểm tra chương trình giáo dục để đánh giá thực tế việc đẩy mạnh chương trình giáo dục nâng cao học thức thông qua biên bản kiểm tra chương trình giáo dục.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra chương trình giáo dục phổ thông là gì?
Mẫu biên bản kiểm tra chương trình giáo dục phổ thông là biên bản ghi chép thông tin ngày giờ tiến hành kiểm tra, thông tin của người kiểm tra, người được kiểm tra và nội dung kiểm tra của chương trình giáo dục
Mẫu biên bản kiểm tra chương trình giáo dục phổ thông là biên bản ghi chép lại thông tin, nội dung thực hiện kiểm tra chương trình giáo dục phổ thông
2. Biên bản kiểm tra chương trình là gì?
Tên biên bản: Biên bản kiểm tra chương trình
Mẫu biên bản kiểm tra chương trình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN KIỂM TRA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(THÁNG ………./……….)
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: Lúc …….. giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm …..
Tại văn phòng trường
II. THÀNH PHẦN
Tổ trưởng, tổ phó cùng giáo viên tổ
III. NỘI DUNG
Kiểm tra chương trình tháng ……/…….
Từ tuần …………….. (Từ …./…./…. đến …./…./….)
đến tuần ………………. (Từ …./…./…. đến …./…./….)
Cụ thể như sau:
Giáo viên | Môn | Lớp | Kết quả kiểm tra | Ghi chú |
Biên bản kết thúc lúc ……. giờ …….. phút, ngày……tháng….năm……
GV được kiểm tra ký tên
Người kiểm tra
Duyệt của ban giám hiệu
3. Hướng dẫn viết mẫu biên bản kiểm tra chương trình:
Trong biên bản phải ghi đúng tên biên bản
– Tên biên bản: Biên bản kiểm tra chương trình giáo dục phổ thông
– Thời gia, địa điểm lập đơn: tại văn phòng trường
– Thành phần được kiểm tra: Tổ trưởng, tổ phó cùng giáo viên tổ
– Nội dung : kiểm tra chương trình tháng
+ Giáo viên
+ Môn
+ Lớp
+ Kết quả kiểm tra
– Biên bản kết thúc vào hồi…giờ….
– Giáo viên được kiểm tra ký tên
– Người kiểm tra ký tên
4. Kiểm tra cách thực hiện chương trình giáo dục phổ thông:
Theo văn bản số 4612 của Bộ GD&ĐT, nhằm tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở GDPT, giáo dục thường xuyên kiểm tra và triển khai một số công việc sau:
Người kiểm tra cần kiểm tra phần tinh giản, điều chỉnh nội dung dạy học
Bộ GD&ĐT yêu cầu tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa (SGK) hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu.
Không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK.
Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong SGK hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Người kiểm tra cần kiểm tra phần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp học.
Chú trọng rèn cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
Người kiểm tra cần kiểm tra tính đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá
Nhà trường, tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành (đối với cấp THCS và THPT).
Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục
Các Sở/Phòng GD&ĐT xem xét, góp ý kế hoạch giáo dục của nhà trường trực thuộc để thống nhất trong quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; quản lý hoạt động dạy học, giáo dục theo các quy định hiện hành và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên phải dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường. Tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên mạng “Trường học kết nối”.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dục của các nhà trường theo quy định hiện hành; có hình thức biểu dương, khen thưởng với tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân làm sai các quy định về thực hiện chương trình; dạy thêm, học thêm; kiểm tra, đánh giá.
5. Một số quy định liên quan:
Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT kèm theo chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019 và thay thế Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
1. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được áp dụng cho đến khi các quy định tại Điều 2 của Thông tư này được thực hiện.
2. Đối với các lớp của cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chưa thực hiện được môn Ngoại ngữ theo lộ trình quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 2 của Thông tư này, tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông đến hết lớp 12.
3. Đối với môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông