Chất lượng hạng mục bê tông phải được quy định một cách chặt chẽ, đặc biệt phải được kiểm tra thường xuyên. Khi tiến hành kiểm tra, Ban quản lý dự án phải tiến hành lập biên bản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm tra chất lượng hạng mục bê tông là gì?
Biên bản kiểm tra chất lượng hạng mục bê tông là văn bản được thiết lập nhằm ghi nhận sự kiện, diễn biến sự việc, kết quả kiểm tra chất lượng hạng mục bê tông. Thực tế, biên bản này do cá nhân thuộc ban quản lý dự án ghi chép, đọc và gửi cho bên nhà thầu một bản.
Biên bản kiểm tra chất lượng hạng mục bê tông được dùng để ghi chép lại toàn bộ quá trình kiểm tra chất lượng hạng mục bê tông, là căn cứ chứng minh tính thực tế của sự kiện, kết quả được ghi trong biên bản là sự công nhận hoặc không công nhận chất lượng, để chủ dự án đưa ra các yêu cầu cần thiết và nhà thầu phải có sự thay đổi thích hợp.
2. Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng hạng mục bê tông mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MẶT NGOÀI
HẠNG MỤC BÊ TÔNG SAU KHI THÁO DỠ VÁN KHUÔN
………, ngày….tháng….năm….
Công trình: …….
Hạng mục: …….
Công việc: ………..
1. Thành phần kiểm tra:
Đại diện Ban quản lý Dự án: ……..
– Ông: ………. Chức vụ: ……….
Đại diện nhà thầu thi công: …….
– Ông: ……….. Chức vụ: ……..
2. Thời gian kiểm tra:
Bắt đầu: ………giờ…..ngày…..tháng…..năm…..
Kết thúc: ……giờ……ngày…..tháng…….năm……..
Tại công trình: …………
3. Kết quả kiểm tra:
Nứt nẻ: (Ghi rõ vị trí vết nứt, chiều rộng chiều dài của vết nứt, nếu có)
Rỗ mặt: (Ghi rõ vị trí bị rỗ mặt, kích thước, nếu có)
Các hư hỏng khác (nếu có):
Kích thước, cao độ: (cần ghi rõ kích thước, cao độ của bề mặt của khối bê tông kiểm tra)
4. Kết luận:
(Ghi rõ mặt ngoài khối bê tông có đạt hay không đạt yêu cầu về chất lượng, thẩm mỹ hoặc các yêu cầu phải sửa chữa (nếu có)).
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản kiểm tra chất lượng hạng mục bê tông:
Về hình thức, bố cục của mẫu biên bản phải đảm bảo ba phần lớn: quốc hiệu, tiêu ngữ; nội dung chính; chữ ký của có thẩm quyền.
Ở phần nội dung, cá nhân lập biên bản phải ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản; tên công trình, hạng mục, tên công việc; Thành phần kiểm tra (ghi tên đại diện ban quản lý dự án; đại diện chủ nhà thầu); thời gian (giờ, ngày, tháng năm bắt đầu, kết thúc biên bản), địa điểm; kết quả kiểm tra. Cuối cùng, người lập biên bản phải kết luận.
4. Tiêu chuẩn chất lượng hạng mục bê tông theo quy định chung:
4.1. Yêu cầu đối với công tác thi công kết cấu bê tông lắp ghép:
Như đã được nhắc đến ở phần mở đầu, hạng mục bê tông có vai trò cực kỳ quan trọng, do đó, việc đặt ra tiêu chuẩn, yêu cầu đối với công tác thi công kết cấu bê tông là hoàn toàn cần thiết. Theo quy định tại Điều 4, Tiêu chuẩn quốc gia về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép- thi công và nghiệm thu (TCVN 9115:2019):
– Công tác lắp ghép cấu kiện bê tông phải do các tổ chức chuyên môn hóa về công tác này thực hiện.
– Trước khi thi công lắp ghép cấu kiện bê tông, đơn vị thi công phải lập biện pháp tổ chức thi công và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Trong biện pháp tổ chức thi công cần có các nội dung sau::
+ Lập bản vẽ thiết kế thi công lắp ghép;
+ Chọn phương tiện thiết bị, dụng cụ;
+ Lập quy trình thi công;
+ Các biện pháp bảo đảm mức sai lệch lắp ghép cho phép;
+ Biện pháp bảo đảm độ cứng của kết cấu và không bị biến dạng trong quá trình lắp ghép cấu kiện hoặc tổ hợp cấu kiện vào vị trí thiết kế, đảm bảo độ bền vững và ổn định của toàn bộ công trình;
+ Có biện pháp đảm bảo thi công xen kẽ giữa lắp cấu kiện và lắp các thiết bị công nghệ và thiết bị kỹ thuật vệ sinh, thông gió, v.v…
+ Biện pháp bảo đảm sự đồng bộ của quá trình lắp ghép;
+ Biện pháp bảo đảm an toàn lao động.
– Các cấu kiện bê tông đúc sẵn chuyển đến công trường phải phù hợp với thiết kế và các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành. Đối với những sản phẩm chưa có TCVN có thể áp dụng tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài, đồng thời phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật do thiết kế quy định.
– Chỉ lắp ghép những cấu kiện bảo đảm chất lượng (có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất và phiếu kiểm tra sau khi tiếp nhận, kê xếp, bảo quản tại công trường). Trong phiếu kiểm tra, phải ghi rõ kích thước hình học, chất lượng cấu kiện, v.v… Tất cả số liệu kiểm tra đều phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.
– Trong quá trình lắp ghép, phải thường xuyên kiểm tra mức sai lệch lắp ghép cho phép, căn chỉnh, cố định và xác định vị trí thực tế cấu kiện đã được lắp đặt bằng máy trắc đạc. Trước khi kết thúc việc kiểm tra, không được lắp lên đó các cấu kiện khác nếu không được phép của thiết kế. Các kết quả kiểm tra phải ghi trong bản vẽ hoàn công.
– Sau khi lắp ghép các tấm sàn bê tông ứng lực trước đặc và rỗng, phải chống đỡ các dầm và sàn theo quy định của thiết kế thi công, hiệu chỉnh độ vồng và độ chênh lệch mép các tấm cạnh nhau, như đã nêu trong Điều 4.3.6.3 và được tư vấn giám sát chấp thuận nghiệm thu trước khi tiến hành đổ lớp bê tông trên mặt sàn.
– Việc đổ lớp bê tông mặt sàn cho toàn bộ sàn sau khi lắp ghép xong hoặc ngay sau khi lắp được một số khoang sàn để tạo độ ổn định cho kết cấu công trình do thiết kế quy định. Trường hợp không có trong quy định của thiết kế, thì thực hiện theo biện pháp tổ chức thi công đã được phê duyệt.
– Độ dày và cường độ lớp bê tông đổ bù phải tuân theo yêu cầu của thiết kế. Vật liệu sử dụng cho bê tông đổ tại chỗ phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiêu chuẩn hiện hành. Sử dụng vật liệu theo các tiêu chuẩn nước ngoài phải do thiết kế quy định. Đơn vị thi công phải trình mẫu, nguồn gốc xuất xứ và chứng chỉ chất lượng vật liệu để được chấp thuận trước khi đưa vào sử dụng.
Có thể thấy rằng, một khi đã đặt ra các yêu cầu này, điều này chứng tỏ chỉ khi đạt đến chuẩn mực này thì các yêu cầu về hạng mục bê tông lắp ghép mới được đảm bảo một cách chắc chắn, chính xác và đảm bảo an toàn nhất.
4.2. Kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép:
Kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép cũng là một trong những nội dung chính yếu, nó thể hiện sự quan tâm của chủ dự án đối với công trình, cụ thể là hàng mục bê tông trong tổng thể cả dự án, đây cũng là căn cứ để họ buộc nhà thầu phải thay đổi những yêu cầu phù hợp hơn. Điều 6, Tiêu chuẩn quốc gia về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép- thi công và nghiệm thu (TCVN 9115:2019) quy định:
* Việc kiểm tra nghiệm thu công tác lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn cần thực hiện các yêu cầu sau:
– Xác định chất lượng cấu kiện so với thiết kế;
– Đánh giá chất lượng công tác lắp ghép;
– Kiểm tra mức độ hoàn thành của công trình (hay hạng mục công trình) sau khi đã lắp ghép xong và khả năng tiến hành thi công các công việc tiếp theo;
* Cần tiến hành kiểm tra nghiệm thu những vấn đề sau đây:
– Mức độ chính xác của việc lắp ghép các cấu kiện, độ kín khít của chỗ tiếp giáp giữa các cấu kiện với nhau và với gối đỡ; sai lệch thực tế so với sai lệch cho phép; độ vồng của cấu kiện, độ phẳng đáy của các tấm sàn, chênh lệch mép các tấm sàn cạnh nhau, công tác chống đỡ cấu kiện, v.v…;
– Chất lượng đổ vữa không co hoặc bê tông chèn mối nối lắp ghép và khe hở; chất lượng mối hàn liên kết;
– Sự nguyên vẹn của các cấu kiện và bộ phận lắp ghép;
– Việc thực hiện những yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.
* Cần tiến hành nghiệm thu các công tác khuất và những vấn đề sau đây:
– Lớp lót dưới móng tường, móng cột;
– Các móng (lắp ghép hay đổ tại chỗ) trước khi lắp ghép cột hoặc tường;
– Các gối và mặt tựa của cấu kiện;
– Cốt thép liên kết mối nối, thép mô men âm đầu tấm sàn, lưới thép lớp bê tông đổ bù mặt sàn; chất lượng mối hàn liên kết và các chi tiết đặt sẵn;
– Mức độ chèn kín các khe hở và mối nối liên kết bằng vữa không co hoặc bê tông.
Khi nghiệm thu, đánh giá chất lượng công tác thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn cần căn cứ các yêu cầu kỹ thuật nêu ở Điều 8 trong TCVN 4055:2012 và các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các kết quả kiểm tra thi công theo mẫu biểu (tham khảo các Phụ lục A, Phụ lục B và Phụ lục C), nhật ký công trình.
* Việc kiểm tra nghiệm thu cần được tiến hành sau mỗi giai đoạn công việc trước khi chuyển tiếp sang giai đoạn công việc khác để chỉnh sửa kịp thời, tránh những sai sót hệ thống. Cần tiến hành quan sát, kiểm tra và đo đạc tại chỗ và lập sơ đồ hoàn công, trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế.
* Việc kiểm tra và nghiệm thu để cho phép triển khai thi công các công tác lắp ghép tiếp theo được tiến hành sau khi lắp ghép xong toàn bộ kết cấu công trình hoặc một bộ phận công trình có độ cứng không gian riêng biệt (nhịp, khung nằm trong phạm vi giữa các khe nhiệt, v.v…).
* Không tiến hành triển khai công tác lắp ghép tiếp theo khi chưa có kết luận cho phép thi công tiếp của tư vấn giám sát thi công hoặc Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu.
* Mức sai lệch cho phép khi lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn không được vượt quá các trị số quy định trong thiết kế. Nếu trong thiết kế không quy định mức sai lệch thì mức sai lệch cho phép khi lắp ghép không được vượt quá các trị số quy định tại Bảng 1.
Suy cho cùng, tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng bê tông sẽ được áp dụng linh hoạt đối với các hạng mục khác nhau, phù hợp với các công trình xây dựng. Nhà thầu cần nắm bắt, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện hoạt động xây dựng của mình.