Khi tiến hành kiểm tra an toàn an thực phẩm thì cần phải lập thành biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm. Vậy mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là mẫu biên bản được dùng để ghi chép lại quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
* Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 3 Luật an toàn thực phẩm 2010
– Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
– Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
– Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
– Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
– Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐOÀN KIỂM TRA……… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—— ————–
Số: /BB-….. ….., ngày …. tháng …. năm …..
BIÊN BẢN
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Thực hiện Quyết định số /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm …..(1)
Địa chỉ: …(2)
ĐT: …… Fax: …….(3)
I. Thành phần tham gia buổi làm việc
1. Thành phần đoàn kiểm tra: (4)
(1). …… chức vụ: Trưởng đoàn
(2). ………. Thành viên
(3). ……
2. Đại diện cơ sở được kiểm tra: (5)
(1). ….chức vụ:…………
(2). …….chức vụ:……….
3. Với sự tham gia của (nếu có):
(1). ……….chức vụ:……
(2). …
II. Nội dung và kết quả kiểm tra
1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: (6)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số: ……
– Số người lao động: …….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: ……
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: ……….
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm…..
2. Điều kiện an toàn thực phẩm: (7)
TT | Nội dung đánh giá | Đạt | Không đạt | Ghi chú |
1. Điều kiện vệ sinh đối với cơ sở | ||||
1.1 | Địa điểm, môi trường | |||
1.2 | Khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm bảo đảm sạch, cách biệt với nguồn ô nhiễm | |||
1.3 | Thiết kế, bố trí khu vực chế biến (bếp) theo nguyên tắc một chiều | |||
1.4 | Tường xung quanh khu vực chế biến (bếp) đảm bảo sạch, dễ vệ sinh | |||
1.5 | Sàn nhà sạch, đồ vệ sinh, không đọng nước | |||
1.6 | Khu vực ăn uống (phòng ăn) cho khách đảm bảo vệ sinh | |||
1.7 | Kho bảo quản thực phẩm đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định | |||
1.8 | Hệ thống cung cấp nước cho chế biến đảm bảo vệ sinh | |||
1.9 | Hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh | |||
1.10 | Phòng thay quần áo bảo hộ lao động | |||
1.11 | Nhà vệ sinh cách biệt với khu chế biến, phòng ăn | |||
1.12 | Các nội dung khác: | |||
2. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ | ||||
2.1 | Phương tiện rửa tay và khử trùng tay | |||
2.2 | Thiết bị phòng chống côn trùng, động vật | |||
2.3 | Quần áo bảo hộ lao động, mũ chụp tóc, mạng | |||
2.4 | Trang thiết bị, dụng cụ giám sát, bảo quản thực phẩm | |||
2.5 | Thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến bảo đảm hợp vệ sinh và riêng biệt đối với thức ăn sống và thức ăn chín | |||
2.6 | Thiết bị, dụng cụ bảo quản, che đậy thức ăn đã được chế biến | |||
2.7 | Thiết bị, dụng cụ để kẹp, gắp, xúc thức ăn | |||
2.8 | Có trang thiết bị, dụng cụ, tủ lưu mẫu theo quy định | |||
2.9 | Dụng cụ chứa đựng chất thải đảm bảo kín, có nắp đậy | |||
2.10 | Kho bảo quản thực phẩm có các trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm việc bảo quản thực phẩm (có giá, kệ, trang thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại, điều hòa, ẩm kế…) | |||
2.11 | Các nội dung khác | |||
3. Điều kiện về con người | ||||
3.1 | Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm thay đồ bảo hộ, mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi trang sức, cắt ngắn móng tay, đeo găng tay khi chế biến thực phẩm | |||
3.2 | Phụ trách bộ phận nắm được nguyên tắc một chiều và thực hiện đúng nguyên tắc | |||
3.3 | Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được kỹ thuật kiểm thực ba bước và có tiến hành kiểm thực ba bước theo đúng kỹ thuật | |||
3.4 | Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được phương pháp lưu mẫu và thực hiện lưu mẫu đúng nguyên tắc | |||
3.5 | Các nội dung khác | |||
4. Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, nguồn nước | ||||
4.1 | Có hợp đồng về nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn | |||
4.2 | Phụ gia thực phẩm dùng trong chế biến thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế | |||
4.3 | Nước dùng trong chế biến thực phẩm | |||
4.4 | Thực phẩm sử dụng để chế biến được đã công bố, nhãn mác đúng quy định, đầy đủ |
3. Các nội dung khác:….. (8)
4. Lấy mẫu để kiểm nghiệm:….
III. Kết luận, kiến nghị và xử lý (9)
1. Kết luận
1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ………
1.2. Những mặt còn tồn tại: ……
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở dịch vụ ăn uống….
2.2. Kiến nghị của cơ sở dịch vụ ăn uống đối với Đoàn kiểm tra….
3. Xử lý, kiến nghị xử lý……
Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.
Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(2): Điền địa chỉ kiểm tra
(3): Điền số điện thoại/ fax của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
(4): Điền thành phần đoàn kiểm tra
(5): Điền đại diện cơ sở được kiểm tra
(6): Điền hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở
(7): Điều kiện an toàn thực phẩm
(8): Điền các nội dung khác
(9): Điền kết luận, kiến nghị và xử lý
4. Quy định về kiểm tra ATTP:
* Trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm ( Điều 68 Luật an toàn thực phẩm 2010)
– Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
– Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.
– Hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc:
+ Khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử;
+ Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;
+ Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
– Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công.
* Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong kiểm tra an toàn thực phẩm ( Điều 69 Luật an toàn thực phẩm 2010)
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có các quyền sau đây trong kiểm tra an toàn thực phẩm:
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;
+ Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm;
+ Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại các điều 30, 36 và 40 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có nhiệm vụ sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
+ Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu; xác nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;
+ Ra quyết định xử lý chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra về việc tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, niêm phong thực phẩm, tạm dừng việc quảng cáo đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Như vậy có thể thấy kiểm tra an toàn thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng, bởi lẽ đây là hoạt động nhằm kiểm tra, giám sát về mức độ an toàn của các cơ sở khi kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đó, cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm có những trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.