Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Vì tầm quan trọng đó mà phải có sự kiểm tra an toàn thực phẩm thường xuyên tại các trường học cung cấp dịch vụ thực phẩm.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm trường học là gì?
Kiểm tra là việc đo lường quá trình thực hiện kế hoạch trên thực tế, qua đó phát hiện những sai lệch nhằm đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo rằng tổ chức sẽ thực hiện được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm trường học là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự việc kiểm tra an toàn thực phẩm trường học của những chủ thể có thẩm quyền trong một thời gian xác định nào đó. Biên bản bao gồm thông tin của người kiểm tra an toàn thực phẩm, trường học kiểm tra và những thông tin liên quan đến việc kiểm tra an toàn thực phẩm.
Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm trường học là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự việc kiểm tra an toàn thực phẩm trường học của những chủ thể có thẩm quyền trong một thời gian xác định nào đó.
2. Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm trường học:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày… tháng…. năm…..
BIÊN BẢN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TRƯỜNG HỌC
(Số:………../BB-……..)
– Căn cứ Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
– Căn cứ…;
– Căn cứ tình hình thực tế.
Hôm nay, vào hồi ….giờ ….phút, ngày…… tháng….. năm……, tại…………. nhằm thực hiện……. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm trường học………… chúng tôi gồm:
1./Ông……… Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:……
Hiện tại cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:……
Chức vụ:……
2./Bà…… Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:……
Hiện tại cư trú tại:………
Số điện thoại liên hệ:…
Chức vụ:…
Thành lập………… kiểm tra an toàn thực phẩm tại……… trường……
Địa chỉ:……
Số điện thoại:…… Số Fax:………….
Đại diện trường:…. Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…………. Do CA… Cấp ngày…./…../…..
Căn cứ đại diện:……
Với nội dung sau:
……
(Phần này bạn trình bày nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm diễn ra tại trường)
Sau quá trình kiểm tra,……… quyết định đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm của trường học…………….. như sau:
STT | Nội dung đánh giá | Đạt | Không đạt | Ghi chú |
(1)
Nội dung khác (nếu có):………
Kết luận, kiến nghị và xử lý:
……
Sau khi đọc lại Biên bản này, các bên tham gia làm việc cùng ký tên đồng ý về nội dung Biên bản này và không có ý kiến gì khác.
Biên bản này được lập thành…. bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ…. bản để…………….
Đại diện trường học
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Chủ thể kiểm tra
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm trường học:
Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm trường học là văn bản hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.
Bạn điền đầy đủ thông tin của người kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ sở kiểm tra an toàn thực phẩm, nội dung và kết luận của buổi kiểm tra
(1) Tùy thuộc vào nội dung đánh giá mà bạn có thể đưa ra những thông tin để tính mức độ đánh giá
Đại diện trường học và chủ thể kiểm tra ký vào cuối văn bản.
4. Một số vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm trường học:
Quy định về an toàn thực phẩm trong trường học được thể hiện chủ yếu qua
Điều 6. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm
1. Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo
b) Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;
c) Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định
2. Đối với các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều này.
Nội dung chủ yếu của hai văn bản này như sau:
Thứ nhất, nếu trường học có bếp ăn nội trú, bán trú thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo đúng quy định về an toàn thực phẩm trong trường học như sau:
Nhà ăn, căn tin phải được xây dựng và bố trí ở chỗ thông thoáng, có đầy đủ ánh sáng, cửa sổ nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải có lưới để chống côn trùng gây bệnh như chuột, ruồi, nhặng, gián hoặc các côn trùng khác có hại; tường, trần nhà và sàn nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng. Bàn ghế, dụng cụ, phương tiện trong nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa. Có đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng.
Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải được làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại. Việc vệ sinh dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học phải được vệ sinh và thay thế thường xuyên, định kỳ nhằm đảm bảo độ an toàn cho học sinh. Có phương tiện bảo quản thực phẩm trong nhà ăn trong trường học, căng tin trong trường học . Có hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo theo quy định về nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tại nhà trường . Có phương tiện phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh trong trường học.
Nhà bếp ngoài đáp ứng các quy định kể trên thì còn phải đáp ứng thêm: Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ. Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ và quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều.
Người làm việc tại nhà ăn, nhà bếp trong trường học còn phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ví dụ như người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định về thực hành đảm bảo vệ sinh: giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo nhẫn, đồng hồ. Không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm.
Thứ hai, nếu trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú thì phải ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp cho học sinh. Đồng thời căn tin của nhà trường cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về căn tin đã được nêu ở phần trên.
Nguyên nhân và tác hại khi sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh
Thời gian vừa qua, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biết rất phức tạp, nhiều loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không an toàn cho sức khỏe đang lưu hành trên thị trường làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng. Nhất là những vụ việc xảy ra tại trường học, việc hàng loạt học sinh bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải những thực phẩm không đảm bảo độ an toàn. Việc thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh có rất nhiều nguyên nhân.
Trong đó có cả những nguyên chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ phía nhà cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho trường học. Việc cung cấp thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm định đã đưa vào nhà trường để phục vụ cho học sinh. Nguyên nhân chủ quan đến từ phía nhà trường, khi không đảm bảo việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào, môi trường chế biến tại bếp ăn của nhà trường không đảm bảo yêu cầu, khu vệ sinh ăn uống, đồ dùng ăn uống không được vệ sinh kĩ càng.
Đã có rất nhiều vụ việc về ngộ độc thức ăn, đau bụng hay tiêu chảy hàng loạt xảy ra tại trường học. Tác hại để lại vô cùng nghiêm trọng. Học sinh bị ngộ độc thực phẩm, có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt chóng mặt. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình học tập của học sinh trong nhà trường.