Mẫu biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng được xác định là Mẫu số 01/BBKT-ĐB ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN KIỂM TOÁN
Thực hiện Quyết định số … của Tổng kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán .., tổ kiểm toán … thuộc Đoàn kiểm toán … của kiểm toán nhà nước chuyên ngành … đã tiến hành kiểm toán … tại … từ ngày … đến ngày …
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại …, chúng tôi gồm:
A. Kiểm toán nhà nước …
1. Ông (Bà) … Chức vụ: …, số hiệu thẻ: …
2. Ông (Bà) … Chức vụ: …, số hiệu thẻ: …
3. Ông (Bà) … Chức vụ: …, số hiệu thẻ: …
…
B. Đại diện đơn vị được kiểm toán: …
1. Ông (Bà) … Chức vụ: …
2. Ông (Bà) … Chức vụ: ..
…
Cùng nhau thống nhất lập Biên bản kiểm toán như sau:
1. Nội dung kiểm toán …
2. Phạm vi và giới hạn kiểm toán
2.1. Phạm vi kiểm toán
– Danh mục các báo cáo được kiểm toán; danh sách các đơn vị được kiểm toán, các đơn vị đối chiếu; các dự án thực hiện chọn mẫu kiểm toán;
– Thời kỳ được kiểm toán: … và các thời kỳ trước, sau có liên quan.
2.2. Giới hạn kiểm toán …
3. Căn cứ kiểm toán
– Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước, Quy trình kiểm toán, Quy chế Tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Biên bản kiểm toán được lập trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán, Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán, Biên bản làm việc, báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán … của đơn vị lập ngày … tháng … năm … và các tài liệu có liên quan.
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ, XÁC NHẬN KIỂM TOÁN
I. KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH, BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
1. Kết quả kiểm toán về số liệu
– Kiểm toán Báo cáo tình hình tài chính tại ngày …
– Kiểm toán Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động năm …
– Kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động năm …
– Kiểm toán chi tiết dự án đầu tư …
– Các phát hiện sai sót trong quá trình kiểm toán tại đơn vị.
2. Ý kiến xác nhận về tính trung thực hợp lý của Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán hoặc số liệu, thông tin tài chính của nội dung được kiểm toán
– Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán;
– Ý kiến xác nhận về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán.
II. KIỂM TOÁN VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CÔNG, TÀI SẢN CÔNG
1. Đánh giá chung …
2. Những hạn chế tồn tại
2.1. Chi đầu tư
2.2. Chi thường xuyên
2.3. Chi chương trình mục tiêu
2.4. Công tác xử lý chuyển nguồn ngân sách cuối năm
2.5. Hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài chính và hoạt động khác
2.6. Công tác quản lý các doanh nghiệp nhà nước
….
III. KIỂM TOÁN TÍNH KINH TẾ, HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI CHÍNH CÔNG, TÀI SẢN CÔNG
1. Đánh giá chung …
2. Những hạn chế tồn tại …
IV. KIỂM TOÁN CHUYÊN ĐỀ
…
PHẦN THỨ HAI
Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
Biên bản này làm căn cứ để lập thông báo kết quả kiểm toán và Báo cáo kiểm toán, gồm … trang, từ trang … đến trang …, các phụ lục … là bộ phận không tách rời và được lập thành… bản có giá trị như nhau: Kiểm toán nhà nước giữ 02 bản; đơn vị …. bản./.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) | TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM TOÁN (Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ kiểm toán viên nhà nước) |
| TRƯỞNG ĐOÀN KIẺM TOÁN NHÀ NƯỚC (Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ kiểm toán viên nhà nước) |
2. Nguyên tắc thực hiện biên bản kiểm toán lĩnh vực an ninh quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, có quy định về nguyên tắc thực hiện biên bản kiểm toán trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Cụ thể như sau:
– Biên bản kiểm toán được lập trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm toán đối với các nội dung có trong quyết định kiểm toán. Trong trường hợp Đoàn kiểm tra thành lập các Tổ kiểm toán thì mỗi tuần kiểm toán phép thực hiện hoạt động kiểm toán một nội dung công việc nhất định, hoặc mỗi tổ kiểm toán sẽ thực hiện hoạt động kiểm toán tại các đơn vị khác nhau thì tại mỗi đơn vị đó, mỗi tổ kiểm toán sẽ lập 01 biên bản kiểm toán về các nội dung công việc được giao. Trong trường hợp Đoàn kiểm toán không thành lập Tổ kiểm toán thì lập biên bản kiểm toán của Đoàn kiểm toán, khi đó sẽ cần phải thay cụm từ “tổ kiểm toán” thành “đoàn kiểm toán” và thành phần ký vào biên bản kiểm toán trong trường hợp này sẽ là trưởng đoàn kiểm toán và đại diện của các đơn vị được kiểm toán;
– Biên bản kiểm toán phải được lập khi kết thúc giai đoạn kiểm toán tại các đơn vị, thông qua các đơn vị được kiểm toán, hoàn thiện và phát hành trước khi lập báo cáo kiểm toán;
– Trưởng đoàn kiểm toán sẽ ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của biên bản kiểm toán, kiểm toán trưởng sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm xem xét, chỉ đạo về nội dung của biên bản kiểm toán;
– Đoàn kiểm toán sẽ gửi dự thảo của biên bản kiểm toán cho Tổ kiểm toán để kiểm tra chất lượng trước khi gửi cho các đơn vị để lấy ý kiến, hoặc tổ chức thông qua dự thảo biên bản kiểm toán. Kiểm toán trưởng sẽ trực tiếp xem xét để chỉ đạo trưởng đoàn và tổ trưởng trong quá trình ra soát biên bản kiểm toán;
– Biên bản kiểm toán sẽ được lập dựa trên cơ sở tổng hợp các biên bản xác nhận số liệu, xác nhận tình hình kiểm toán của tất cả các kiểm toán viên trong Tổ kiểm toán. Biên bản này sẽ không thể thay thế cho các biên bản xác nhận của từng kiểm toán viên;
– Tổ kiểm toán sẽ phải phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán đến cơ quan có thẩm quyền. Các ý kiến xác nhận và đánh giá của tổ kiểm toán cần phải được thu thập đầy đủ và có bằng chứng rõ ràng, kiểm toán viên sẽ lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với các đơn vị để lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Trong trường hợp biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán có nội dung sai sót, vi phạm hoặc sai lệch số liệu, hoặc chưa có trong biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của các kiểm toán viên, thì tổ kiểm toán cần phải thu thập bằng chứng bổ sung, các bằng chứng có liên quan, các chứng từ, hóa đơn, văn bản … để lưu trữ cùng với biên bản kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán;
– Người ký biên bản kiểm toán bên kiểm toán nhà nước phải là tổ trưởng tổ kiểm toán và trưởng đoàn kiểm toán.
3. Người làm công tác kiểm toán của Bộ quốc phòng cần có những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Quyết định 1607/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng, có quy định và người làm công tác kiểm toán của Bộ quốc phòng cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
– Phải có bằng đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của kiểm toán Bộ quốc phòng, người đó phải có kiến thức đầy đủ và luôn luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao trong quá trình thực hiện trách nhiệm kiểm toán nội bộ;
– Đã có thời gian trong khoảng từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc trong khoảng thời gian từ 03 năm trở lên làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra tại các cơ quan và đơn vị thuộc Bộ quốc phòng;
– Phải có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về pháp luật, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng, phải có khả năng thu thập và phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá tổng hợp dữ liệu, có kiến thức và kỹ năng về chế độ kiểm toán nội bộ;
– Đáp ứng được các yêu cầu về phẩm chất và năng lực theo quy định của pháp luật trong quá trình hành nghề;
– Riêng đối với chức danh kiểm toán trưởng, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, người đó đồng thời phải có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề quản lý tài chính, tổ chức kiểm toán và các kỹ năng khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN của Kiểm toán Nhà nước ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán;
– Quyết định 1607/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng về việc ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng.