Quá trình thi hành kỷ luật không được diễn ra một các tùy tiện mà phải thực hiện thông qua các cuộc họp, đặc biệt phải có biên bản kiểm phiếu thi hành kỷ luật làm căn cứ chứng minh cho việc áp dụng đúng thủ tục và kết quả thi hành kỷ luật đối với Đảng viên đó.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm phiếu thi hành kỷ luật Đảng viên là gì?
Biên bản kiểm phiếu thi hành kỷ luật Đảng viên là văn bản ghi nhận nội dung về việc kiểm phiếu thi hành kỷ luật Đảng viên để đưa ra hình thức kỷ luật áp dụng cuối cùng đối với Đảng viên.
Biên bản kiểm phiếu thi hành kỷ luật Đảng viên là văn bản ghi nhận sự kiện, là căn cứ chứng minh Đảng bộ đã thực hiện hoạt động tổ chức thi hành kỷ luật Đảng viên, là cơ sở để chứng minh kết quả áp dụng hình thức nào đối với Đảng viên vi phạm.
2. Mẫu biên bản kiểm phiếu thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất:
ĐẢNG ỦY ………..
CHI BỘ ……………….
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
……, ngày…tháng…năm….
BIÊN BẢN
kiểm phiếu thi hành kỷ luật đồng chí ……., ghi rõ họ và tên, địa chỉ, chức vụ đảng, chức vụ chuyên môn) thuộc chi bộ ……………. đảng bộ
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, vào hồi …. giờ … phút, tại ………………., Chi bộ đã tiến hành họp bỏ phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật đối với đồng chí ………………..
1. Tổng số dự hội nghị có:
* Đại diện ….(Tổ chức đảng cấp trên):
1- Đồng chí: ………..chức vụ đảng, chức vụ chính quyền, đoàn thể …………..
2- Đồng chí: ………chức vụ đảng, chức vụ chính quyền, đoàn thể …………..
Vắng: ………..Có lý do…………Không có lý do: ……..
* Đại diện ….(Tổ chức đảng cùng cấp):
1- Đồng chí: ………..chức vụ đảng, chức vụ chính quyền, đoàn thể ………
2- Đồng chí: ………chức vụ đảng, chức vụ chính quyền, đoàn thể ………
Vắng: ……… Có lý do…………. Không có lý do: ………
II- Nội dung hội nghị:
Hội nghị đã bầu tổ kiểm phiếu gồm:
1- Đồng chí: ………. – Tổ trưởng.
2- Đồng chí: ……… – Thư ký.
2- Đồng chí: …………… – Tổ viên
Số phiếu phát ra: ……… phiếu.
Số
Số phiếu hợp lệ: ………. phiếu.
Số phiếu không hợp lệ: …..phiếu.
Kết quả kiểm phiếu cụ thể như sau:
– Không kỷ luật: ……/….. /…….phiếu, bằng ……..%.
– Khiển trách:…….…/….. /…….phiếu, bằng ……..%..
– Cảnh cáo: …………./….. /…….phiếu, bằng ……….%.
– Cách chức…………../….. /…….phiếu, bằng ……….%.
– Khai trừ: ………..…/….. /……. phiếu, bằng ……….%.
Căn cứ kết quả bỏ phiếu, hội nghị nhất trí đề nghị thi hành kỷ luật đối với đồng chí ……………, …….. bằng hình thức …………….
Trên đây là kết quả bỏ phiếu biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật đối với đồng chí ……. chức vụ đảng, chức vụ chính quyền, đoàn thể …………….. thuộc đảng bộ, chi bộ ………………
Hội nghi kết thúc vào hồi………….giờ……….ngày ……… ./.
CÁC THÀNH VIÊN TỔ KIỂM PHIẾU
(Ký và ghi rõ họ tên từng người)
THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
TỔ TRƯỞNG
TỔ KIỂM PHIẾU
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản kiểm phiếu thi hành kỷ luật Đảng viên:
Ở trên cùng bên trái biên bản, người lập biên bản ghi tên Đảng ủy và chi bộ, ví dụ: Đảng Ủy Trường Đại học Luật Hà Nội, Chi bộ sinh viên số 2.
Ở góc trái trên cùng biên bản, người lập biên bản ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ví dụ: Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2021.
Ghi các thông tin cá nhân đối với Đảng viên bị áp dụng hình thức kỷ luật ở mục “kiểm phiếu thi hành kỷ luật đồng chí ……., ghi rõ họ và tên, địa chỉ, chức vụ đảng, chức vụ chuyên môn) thuộc chi bộ ……………. đảng bộ”
Người lập biên bản ghi rõ ngày, giờ lập biên bản, địa điểm thực hiện kiểm phiếu thi hành.
Ghi tên của tất cả các cá nhân bao gồm: đại điện của tổ chức Đảng cấp trên, đại diện tổ chức đảng cùng cấp, các thành viên của tổ kiểm phiếu.
kết quả kiểm phiếu được ghi bằng số.
Các thành viên tổ kiểm phiếu và người lập biên bản ký và ghi rõ họ tên.
4. Quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên:
Đảng viên vi phạm: Là việc đảng viên không tuân theo hoặc làm trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội mà đảng viên là thành viên.
Các hình thức kỷ luật:
Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật:
– Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
– Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
-Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra, mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn nhưng vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất đầy đủ, kịp thời; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.
Thời hiệu xử lý kỷ luật:
Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng được quy định như sau:
– 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
– 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điểm a Khoản này, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.
Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Các hành vi vi phạm điển hình mà Đảng viên có thể bị xử lý kỷ luật:
Vi phạm về quan điểm chính trị và quan điểm nội bộ.
– Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
+ Bị người khác xúi giục, lôi kéo, mua chuộc mà có hành vi nói, viết, lưu trữ, tán phát, xuất bản, cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, chống diễn biến hòa bình.
+ Có biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.
+ Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên.
Vi phạm về tuyên truyền và phát ngôn:
Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
– Phát ngôn trái với quan điểm, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng và pháp luật của Nhà nước; loan truyền những thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
– Cung cấp thông tin, tài liệu cho tổ chức, cá nhân, cho báo chí những vấn đề thuộc bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật. Cung cấp thông tin chưa được phép, sai sự thật, không trung thực cho báo chí.
– Cung cấp thông tin cho báo chí về các vụ án đang trong quá trình điều tra chưa được phép công bố hoặc chưa xét xử. Cung cấp, đăng tải các thông tin chi tiết phục vụ cho kết luận vụ việc kiểm tra; những vụ việc đang trong giai đoạn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán chưa có kết luận hoặc chưa được phép công bố theo quy định.
– Cung cấp thông tin gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ đối ngoại và trật tự, an toàn xã hội.
– Tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Trả lời phỏng vấn, cho đăng tải tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội có nội dung sai sự thật, mang tính kích động, gây hoang mang hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử.
– Lợi dụng việc phát ngôn, chất vấn, trả lời chất vấn, nhân danh việc phản ánh, góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng, dự thảo Hiến pháp, pháp luật, thư ngỏ, hồi ký để đưa ra các quan điểm, thông tin gây tổn hại uy tín của Đảng, Nhà nước hoặc đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện có dụng ý xấu đối với tổ chức, cá nhân.
– Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, bài nói, bài phỏng vấn, hồi ký, hình ảnh có nội dung không đúng sự thật