Đề tài khoa học và công nghệ có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; ... Khi muốn nghiên cứu về một đề tài khoa học công nghệ cấp bộ thì trước đó phải được hội đồng tư vấn họp xác định đề tài.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN mới nhất:
- 4 4. Một số quy định về kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN:
Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN mới nhất"}" data-sheets-userformat="{"2":4540,"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"11":0,"15":"arial, sans, sans-serif"}">1. Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN là gì?
Mẫu biên bản kiểm phiếu về việc họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ. Mẫu biên bản nêu rõ nội dung kiểm phiếu… Mẫu được ban hành theo Thông tú 11/2016/TT-BGDĐT.
Mẫu biên bản kiểm phiếu về việc họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ được lập ra để ghi chép thông tin, số liệu về nội dung kiểm phiếu khi họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ.
2. Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN mới nhất:
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU HỌP HỘI ĐỒNG
TƯ VẤN XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẮP BỘ
1. Số thành viên tham gia bỏ phiếu:
2. Kết quả bỏ phiếu
Stt | Tên đề tài | Kết quả bỏ phiếu | Kết luận chung | ||
Thực hiện | Không thực hiện | Thực hiện | Không thực hiện | ||
Các thành viên Ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký của từng thành viên)
Trưởng Ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN mới nhất:
– Ghi tổng số thành viên bỏ phiếu;
– Ghi kết quả bỏ phiếu của từng đề tài.
4. Một số quy định về kiểm phiếu họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH & CN:
Đề tài khoa học công nghệ là gì?
Theo Thông tư 11/2016/TT_BGDĐT quy định về đề tài khoa học công nghệ như sau:
“Điều 2.Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
1. Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi là đề tài cấp bộ) đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
b) Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành giáo dục, phát triển kinh tế – xã hội.
c) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý.
d) Kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
2. Đề tài cấp bộ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn ngoài ngân sách và được giao thực hiện theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp.
3. Mỗi đề tài cấp bộ do một cán bộ khoa học làm chủ nhiệm đề tài, có các thành viên tham gia nghiên cứu và một thành viên là thư ký khoa học, không có đồng chủ nhiệm và phó chủ nhiệm đề tài.
4. Thời gian thực hiện đề tài cấp bộ không quá 24 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện. Trường hợp đặc biệt có thời gian thực hiện đề tài trên 24 tháng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.”
Đề tài cấp bộ được giao theo phương thức tuyển chọn được xác định như thế nào?
Điều 10. Xác định đề tài cấp bộ được giao theo phương thức tuyển chọn
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào tiềm lực khoa học và công nghệ giao số lượng đề tài cấp bộ cho các tổ chức trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Các tổ chức gửi đề xuất đề tài cấp bộ theo số lượng được giao (Mẫu 1 Phụ lục I) về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ và thông báo đề tài được xác định cho các tổ chức.
4. Các tổ chức thông báo những đề tài đã được xác định trên trang thông tin điện tử của tổ chức và trên phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn.
Đề tài cấp bộ được giao trực tiếp được đăng ký xác định và xét duyệt như sau:
Điều 11. Đăng ký xác định và xét duyệt đề tài cấp bộ được giao trực tiếp
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ giao trực tiếp trên cơ sở đề xuất đáp ứng yêu cầu tại Điều 3 của Quy định này.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo đề tài được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân được giao đề tài chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Quy định này và bảo vệ trước Hội đồng tư vấn xét duyệt đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ giao trực tiếp do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập (sau đây gọi là Hội đồng xét duyệt đề tài giao trực tiếp). Thành phần và phương thức làm việc của Hội đồng xét duyệt đề tài giao trực tiếp được áp dụng theo quy định tại Điều 17 của Quy định này.
Theo Thông tư 11/2016/TT_BGDĐT quy định tiêu chí xác định đề tài cấp bộ là:
Điều 12. Tiêu chí xác định đề tài cấp bộ
Các tiêu chí xác định đề tài cấp bộ bao gồm:
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Định hướng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3. Nội dung nghiên cứu chính của đề tài.
4. Khả năng không trùng lắp với các đề tài khoa học và công nghệ đã và đang thực hiện, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã bảo vệ.
5. Dự kiến sản phẩm, địa chỉ ứng dụng, hiệu quả của đề tài.
6. Dự kiến kinh phí thực hiện đề tài.
Quy định về hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ:
Theo Thông tư 11/2016/TT_BGDĐT quy định như sau:
Điều 13. Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ
1. Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng xác định) có 7, 9 hoặc 11 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 thư ký và các ủy viên. Thành viên Hội đồng xác định là các chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài.
2. Phương thức làm việc của Hội đồng xác định:
a) Hội đồng chỉ họp khi có mặt chủ tịch, thư ký và ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng.
b) Chủ tịch Hội đồng trực tiếp chủ trì cuộc họp.
c) Tài liệu cuộc họp gửi cho các thành viên Hội đồng ít nhất 03 ngày trước khi họp. Tất cả các thành viên Hội đồng chuẩn bị ý kiến nhận xét và đánh giá đề xuất đề tài theo Mẫu 2 Phụ lục I.
3. Ý kiến đánh giá của Hội đồng xác định
a) Các thành viên Hội đồng đánh giá đề xuất theo Phiếu đánh giá đề xuất đề tài (Mẫu 3 Phụ lục I). Ý kiến bằng văn bản của thành viên Hội đồng vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo.
b) Đề xuất đề tài được xếp loại “đề nghị thực hiện” nếu tất cả các nội dung trong Phiếu đánh giá đều ở mức “đạt yêu cầu”. Đề xuất đề tài được xếp loại “đề nghị không thực hiện” khi một trong các nội dung trong Phiếu đánh giá ở mức “không đạt yêu cầu”. Đề xuất đề tài được ghi vào biên bản kết luận của Hội đồng “đề nghị thực hiện” khi có từ 2/3 số phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt xếp loại “đề nghị thực hiện”.
c) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban. Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả đánh giá theo Mẫu 4 Phụ lục I và công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp của Hội đồng. Kết quả đánh giá đề xuất đề tài được ghi vào biên bản họp Hội đồng xác định (Mẫu 5 Phụ lục I).
d) Đối với đề xuất đề tài được “đề nghị thực hiện”, Hội đồng xác định thống nhất về: tên, định hướng mục tiêu, sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm, dự kiến kinh phí của đề tài.
đ) Đối với đề xuất đề tài được “đề nghị không thực hiện”, Hội đồng thống nhất ý kiến đánh giá về lý do không đề nghị thực hiện.
4. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định thực hiện theo quy định tại Điều 35 của
Điều 3. Đề tài cấp bộ được giao trực tiếp
1. Đề tài cấp bộ được giao trực tiếp là đề tài cấp bộ thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 30
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để giao thực hiện đề tài cấp bộ được giao trực tiếp.
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ
1. Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởng cho chủ nhiệm đề tài và các thành viên nghiên cứu của đề tài thực hiện nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ ghi trong thuyết minh đề tài và hợp đồng thực hiện đề tài.
2. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện đề tài và gửi báo cáo định kỳ hàng năm tình hình thực hiện đề tài về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Công bố các kết quả nghiên cứu của đề tài trên trang thông tin điện tử của tổ chức chủ trì và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành.
4. Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
5. Nhận chuyển giao tài sản cố định trang thiết bị, phần mềm máy tính, tài liệu nghiên cứu được mua sắm từ kinh phí của đề tài theo quy định hiện hành.
Quyền hạn của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ được quy định tại Điều 6 như sau”
Điều 6. Quyền hạn của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ
1. Đề xuất đề tài cấp bộ theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện đề tài cấp bộ.
3. Đề xuất điều chỉnh đề tài cấp bộ với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Tổ chức đánh giá cấp cơ sở sau khi đề tài hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và giao nộp đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp bộ.
6. Được xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
7. Thực hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.