Khi kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp bộ thì cần được lập thành biên bản ghi rõ ngày giờ và địa điểm bỏ phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ., giúp các bên liên quan có cơ sở làm việc sau này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ:
- 4 4. Thủ tục đánh giá, nghiệm thu cấp bộ:
- 5 5. Một số quy định liên quan đến kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp bộ:
1. Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ là gì?
Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ. Mẫu biên bản nêu rõ nội dung kiểm phiếu.
Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ dùng để ghi chép lại thời gian địa điểm kiểm phiếu và nội dung việc kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ để làm cơ sở cho các bên liên quan làm việc sau này.
2. Mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ mới nhất:
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CÁP BỘ ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ,
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-
Số: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CẤP BỘ
1. Thông tin chung về đề tài:
– Tên đề tài: …
– Mã số: …
– Chủ nhiệm đề tài: …
2. Kết quả đánh giá: …
– Số phiếu phát ra: – Số
Họ và tên thành viên Hội đồng | Kết quả đánh giá | Ghi chú | ||
Xuất sắc | Đạt | Không đạt | ||
Thành viên 1 | ||||
… | ||||
Tổng số: |
3. Xếp loại đề tài (đánh dấu Ö vào ô tương ứng phù hợp):
Xuất sắc: Nếu đề tài có ít nhất 3/4 thành viên Hội đồng có mặt nhất trí đánh giá mức “Xuất sắc” và không có thành viên đánh giá ở mức “Không đạt” | □ |
Không đạt: Nếu đề tài có nhiều hơn 1/3 số thành viên Hội đồng có mặt đánh giá mức “Không đạt” | □ |
Đạt: Không thuộc 2 trường hợp trên | □ |
Các thành viên Ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký)
Trưởng ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ:
– ghi rõ tên đề tài, mã đề tài và chủ nhiệm đề tài là ai;
– Ghi tổng số phiếu phát ra và số
– Ghi kết quả bỏ phiếu của từng thành viên
4. Thủ tục đánh giá, nghiệm thu cấp bộ:
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 37/2010/TT-BYT quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Y tế do Bộ Y tế ban hành thì:
1. Tổ chức nghiệm thu đề tài, dự án SXTN cấp Bộ.
a) Trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu và Báo cáo thẩm định (nếu có), Chủ tịch Hội đồng quyết định tiến hành phiên họp nghiệm thu, thời gian hoàn thành nghiệm thu không chậm hơn 30 ngày sau khi có Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Thành phần chính tham dự phiên họp Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ bao gồm Hội đồng nghiệm thu, đại diện cơ quan chủ quản, đại diện tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN và nhóm nghiên cứu.
c) Phiên họp hợp lệ của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch và có đủ các ủy viên phản biện.
d) Nội dung phiên họp nghiệm thu:
Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt) chủ trì phiên họp đánh giá theo trình tự sau:
– Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự. Đại diện Vụ Khoa học và Đào tạo nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc nghiệm thu Đề tài, dự án SXTN được quy định tại Thông tư 37/2010/TT-BYT.
– Hội đồng thảo luận trao đổi để quán triệt nguyên tắc, quy trình và các tiêu chí đánh giá, thang điểm đánh giá nghiệm thu được quy định tại Điều 19 của Thông tư Thông tư 37/2010/TT-BYT.
– Tổ trưởng tổ chuyên gia đọc báo cáo kết quả thẩm định đối với đề tài, dự án SXTN;
– Chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN hoặc đại diện (thuộc nhóm nghiên cứu) báo cáo tóm tắt kết quả đề tài, dự án SXTN trước Hội đồng nghiệm thu.
– Ủy viên phản biện đọc nhận xét đối với đề tài, dự án SXTN (theo Phụ lục 3 Biểu C3 PNXKQ ĐT đối với đề tài và Phụ lục 3 Biểu C4 PNXKQ DA đối với dự án SXTN ban hành kèm theo Thông tư 37/2010/TT-BYT);
– Thư ký khoa học đọc phiếu nhận xét của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng tham khảo;
– Các thành viên hội đồng nêu ý kiến trao đổi với các thành viên của tổ chuyên gia và ủy viên phản biện về kết quả đề tài, dự án SXTN; nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN về kết quả và các vấn đề liên quan.
– Chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN hoặc đại diện (thuộc nhóm nghiên cứu) giải trình các câu hỏi của Hội đồng.
– Hội đồng thảo luận kín; các thành viên hội đồng chấm điểm, đánh giá theo các tiêu chí theo Phụ lục 3 Biểu C5 PĐGKQ ĐT đối với đề tài và Phụ lục 3 Biểu C6 PĐGKQ DA đối với dự án SXTN ban hành kèm theo Thông tư 37/2010/TT-BYT.
– Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên thuộc hội đồng, trong đó có một trưởng ban. Hội đồng tiến hành bỏ phiếu đánh giá kết quả đề tài, dự án SXTN;
– Ban kiểm phiếu lập biên bản và báo cáo kết quả kiểm phiếu theo Phụ lục 3 Biểu C7 BBKP ĐT đối với đề tài và Phụ lục 3 Biểu C8 BBKP DA đối với dự án SXTN được ban hành kèm theo Thông tư 37/2010/TT-BYT;
– Chủ tịch hội đồng dự thảo kết luận đánh giá, trong đó cần nêu rõ, cụ thể những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện đối với đề tài, dự án SXTN. trường hợp hội đồng đánh giá xếp loại “Không đạt” cần xác định rõ những nội dung, công việc đã thực hiện đúng hoặc không đúng hợp đồng để Bộ Y tế xem xét xử lý theo quy định hiện hành;
– Hội đồng thảo luận để thống nhất từng nội dung kết luận và thông qua biên bản (theo mẫu được quy định tại Phụ lục 3 Biểu C9 BBNT ĐT đối với đề tài và Phụ lục 3 Biểu C10 BBNT DA ban hành kèm theo Thông tư 37/2010/TT-BYT);
– Đại diện cơ quan quản lý phát biểu ý kiến (nếu có).
5. Một số quy định liên quan đến kiểm phiếu họp hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp bộ:
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 37/2010/TT-BYT quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Y tế do Bộ Y tế ban hành thì:
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu đề tài, dự án SXTN (sau đây gọi là Hội đồng nghiệm thu).
2. Hội đồng nghiệm thu có nhiệm vụ tiến hành đánh giá nghiệm thu theo mục tiêu, yêu cầu, nội dung, sản phẩm, tiến độ theo đề cương được phê duyệt, theo hợp đồng đã được ký kết và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài, dự án SXTN cấp Bộ.
3. Hội đồng có từ 7-11 thành viên, thành phần của Hội đồng gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, hai ủy viên phản biện, các ủy viên Hội đồng, trong đó:
a) 2/3 là các chuyên gia có trình độ, chuyên môn phù hợp và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm gần thời điểm tham gia Hội đồng hoạt động trong chuyên ngành khoa học được giao tư vấn;
b) 1/3 là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất kinh doanh thụ hưởng kết quả nghiên cứu của đề tài và các tổ chức khác có liên quan.
c) Giúp việc Hội đồng có thư ký khoa học và các thư ký hành chính.
d) Thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở có thể tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ nhưng không quá 30% số thành viên Hội đồng, trong đó chủ tịch, ủy viên phản biện của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở không được làm chủ tịch, phó chủ tịch hoặc ủy viên phản biện của hội đồng nghiệm thu cấp Bộ;
đ) Chủ nhiệm và các cá nhân tham gia trực tiếp thực hiện đề tài, dự án không được làm thành viên Hội đồng nghiệm thu đề tài, dự án SXTN đó;
e) Tổ chức chủ trì đề tài trong trường hợp cần thiết được tham gia Hội đồng nhưng không quá 02 thành viên và không được làm Chủ tịch, Phó chủ tịch hay ủy viên phản biện.
4. Đối với một số đề tài, dự án SXTN trọng điểm, Vụ Khoa học và Đào tạo (hoặc Chủ tịch Hội đồng) đề nghị Bộ Y tế thành lập tổ thẩm định số liệu nghiên cứu, nội dung khoa học và tài chính của đề tài, kết quả thẩm định là báo cáo thẩm định được chuyển cho Chủ tịch hội đồng trước phiên họp nghiệm thu. Tổ thẩm định gồm 03-05 thành viên là các thành viên Hội đồng và chuyên gia ngoài Hội đồng (nếu cần thiết) do thành viên hội đồng làm tổ trưởng.
Điều 18. Hồ sơ nghiệm thu đề tài, dự án SXTN
1. Trong vòng 30 ngày sau khi nghiệm thu cấp cơ sở, tổ chức chủ trì đề tài, dự án SXTN hoàn chỉnh hồ sơ và gửi 12 bộ hồ sơ về Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế trong đó có 1 bản chính (theo Phụ lục 3 Biểu C1 BCTK ĐT, DA báo cáo thống kê kết quả thực hiện đề tài, dự án SXTN và Phụ lục 3 Biểu C2 HDBCTH ĐT, DA hướng dẫn báo cáo tổng hợp đề tài, dự án SXTN ban hành kèm theo Thông tư này). Hồ sơ bao gồm:
a) Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.
b) Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.
c)
d) Báo cáo giải trình các nội dung đã được bổ sung, hoàn thiện theo ý kiến kết luận của hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở có xác nhận của thủ trưởng tổ chức chủ trì và chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.
đ) Tổ chức chủ trì đề tài, dự án SXTN cấp Bộ Y tế vận dụng các quy định tại Điều 19, Điều 20 Thông tư này để tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở.
Điều 19. Tiêu chí đánh giá xếp loại đề tài, dự án SXTN.
1. Tiêu chí đánh giá xếp loại đề tài thực hiện theo Phụ lục 3 Biểu C5 PĐGKQ ĐT ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiêu chí đánh giá xếp loại Dự án SXTN thực hiện theo Phụ lục 3 Biểu C6 PĐGKQ DA ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với đề tài, dự án SXTN nộp hồ sơ nghiệm thu cấp Bộ chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý thì đánh giá xếp loại kết quả cao nhất là khá.