Khi dùng công cụ, dụng cụ, vật liệu muốn biết được giá trị, số lượng chất lượng khi kiểm nhận thì bắt buộc chúng ta phải làm biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu đã nhận và kiểm nhận chính xác. Vậy mẫu biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu là gì?
Mẫu biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu là biên bản để ghi chép lại nội dung, số lượng, loại…gọi chung là thông tin nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu
Mẫu biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu
2. Mẫu biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
——-
Đơn vị: ……
BIÊN BẢN KIỂM NHẬN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU
Ngày … tháng …. năm ….
Số: ………………
– Căn cứ ………. số ……… ngày …. tháng … năm ….. của ………………….
Ban kiểm nhận gồm:
– Ông (bà) ……………. Chức vụ ……………… Đại diện ………………. Trưởng ban
– Ông (bà) ………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………..….. Ủy viên
– Ông (bà) ………….….. Chức vụ …………….… Đại diện ………………. Ủy viên
Đã kiểm nhận các loại:
STT | Tên, nhãn hiệu, quy cách công cụ, dụng cụ, vật liệu | Mã số | Phương thức kiểm nhận | Đơn vị tính | Số lượng theo chứng từ | Kết quả kiểm nhận | Ghi chú | |
Số lượng đúng quy cách, phẩm chất | Số lượng không đúng quy cách, phẩm chất | |||||||
A | B | C | D | E | 1 | 2 | 3 | F |
Ý kiến của Ban kiểm nhận: …………
Đại diện kỹ thuật
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Trưởng ban kiểm nhận
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn ghi biên bản:
– Ghi đầy đủ các thông tin có trong biên bản:
+ Ban kiểm tra gồm những ai, chức vụ là gì?
+ đã kiểm nhận các loại nào? ghi cụ thể từng loại, mã số, đơn vị, số lượng, phương thức kiểm nhận..
+ Mục ghi chú: ghi lại những công cụ, dụng cụ, vật liệu có khác biết với các loại khác có gì tốt hơn hay chất lượng kém hơn…
+ ý kiến của ban kiểm nhận
+ Kí và ghi rõ họ tên
Lưu ý: Biên bản này được lập trong trường hợp công cụ, dụng cụ, vật liệu mua về phải được kiểm nhận trước khi nhập kho (nhập kho số lượng lớn; tính chất phức tạp; quý hiếm) hoặc khi phát hiện có sự khác biệt về số lượng và chất lượng giữa hóa đơn và thực nhập; làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản. Trường hợp công cụ, dụng cụ, vật liệu không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất so với chứng từ hóa đơn, thì lập thêm một liên, kèm theo chứng từ liên quan gửi cho nhà cung cấp công cụ, dụng cụ, vật liệu để giải quyết.
4. Các thông tin liên quan:
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định; tuy nhiên do thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định. Theo
Phân loại công cụ, dụng cụ như sau:
– Theo quy định hiện hành những tư liệu lao động sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là công cụ, dụng cụ:
+ Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp;
+ Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì;
+ Những dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ;
+ Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng;
+ Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,…
+ Giống như nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ cũng có nhiều tiêu thức phân loại. Mỗi tiêu thức phân loại có tác dụng riêng trong quản lý.
– Dựa vào giá trị phân bổ của công cụ dụng cụ
+ Phân bổ 1 lần (100%):Loại phân bổ này thường có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng không lâu; nên thường được đưa thẳng vào chi phí của doanh nghiệp; chúng ta thường coi đó là loại công cụ dụng cụ không cần phân bổ.
+ Phân bổ nhiều lần: Loại phân bổ này được áp dụng đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn; và thời gian phân bổ dài. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chúng nên được chia thành hai nhóm chính; là phân bổ 2 lần và phân bổ nhiều lần trong đó.
+ Loại phân bổ 2 lần được hiểu như sau: Mỗi lần phân bổ sẽ có thời gian; và giá trị được chia thành 2 lần bằng nhau theo tỷ lệ 50:50)
+ Loại phân bổ nhiều lần được hiểu như sau: Giá trị phân bổ của công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần tối đa không quá 36 tháng; theo thông tư 45/2013 ban hành ngày 25/04/2013; thì giá trị của công cụ dụng cụ sẽ được chia đều cho số kỳ đăng ký phân bổ; mỗi kỳ được hiểu là 1 tháng trong chu kỳ kinh doanh là 12 tháng.
– Theo tính chất của công cụ dụng cụ: Các loại công cụ dụng cụ phục vụ công tác xây dựng cơ bản như dàn giáo, coppha, dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp, đồ sành, sứ, bao bì hay bảo hộ lao động.
– Phân bổ theo các yếu tố khác: Ngoài ra chúng ta còn có một số những công cụ dụng cụ được phân loại tùy vào tính chất quản lý, mục đích sử dụng, phục vụ cho công việc gồm: Công cụ dụng cụ, Đồ dùng cho thuê, Bao bì luân chuyển, Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh, Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý, Công cụ dụng cụ dùng cho mục đích khác.
– Căn cứ vào yêu cầu quản lý, nguyên liệu, vật liệu được chia thành các loại sau:
+ Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ… không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.
+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.
+ Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
+ Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất…
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
Căn cứ vaò những phân tích trên thì việc kiểm nhận nguyên vật liệu sẽ trở nên dễ ràng hơn khi chúng được phân loại và việc kiểm nhận công cụ, dụng cụ và vật liệu như trên cần được lập thành biên bản để làm giấy tờ xác minh và chứng cứ trong một số trường hợp nhầm lẫn. Trên đây là một số thông tin cơ bản về mẫu biên ban kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu cùng các thông tin cơ bản và hữu ích nhất cho quá trinh kiểm nhận công cụ, dụng cụ và vật liệu, cùng với dó là cách ghi biên bản được hướng dẫn ghi chi tiết nhất