Hoạt động kiểm kê vật tư y tế tiêu hao nhằm mục đích quản lý, theo dõi việc xuất, nhập khẩu các loại vật tư y tế và kiểm tra số lượng hàng tồn để tránh những lãng phí trong quá trình sử dụng. Mẫu biên bản kiểm kê vật tư y tế tiêu hao được dùng trong hoạt động kiểm kê và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm kê vật tư y tế tiêu hao là gì?
Vật tư y tế được sử dụng rất nhiều bởi hiện nay nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của con người vô cùng lớn, nhu cầu thường xuyên mời các bác sĩ gia đình về nhà khám hoặc tới bệnh viện để được chăm sóc dẫn tới lượng tiêu thụ các vật tư y tế vô cùng lớn.
Mẫu biên bản kiểm kê vật tư y tế tiêu hao là mẫu biên bản kiểm kê được lập ra khi các cơ sở thực hiện việc kiểm tra lại số lượng vật tư y tế tiêu hao sau quá trình sử dụng của của cơ sở mình. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 33/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động xét nghiệm vi sinh trong bệnh viện.
Quá trình kiểm kê vật tư y tế tiêu hao có vai trò to lớn để xác định sự chênh lệch về số lượng và chất lượng của các loại vật tư y tế. Mẫu biên bản kiểm kê vật tư y tế tiêu hao phải nêu đầy đủ thông tin về người tham gia kiểm kê, kết quả kiểm tra và số lượng vật tư y tế, đơn giá, hạn dung cùng với những ý kiến, đề xuất của tổ kiểm kê,…
2. Mẫu biên bản kiểm kê vật tư y tế tiêu hao:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ Y TẾ TIÊU HAO
Bộ Y tế (Sở y tế):…..
Bệnh viện:…..
…,ngày…tháng…..năm…..
MS:………
Số:………
– Tổ kiểm kê gồm có:
1. | Chức danh |
2. | Chức danh |
3. | Chức danh |
4. | Chức danh |
5. | Chức danh |
– Đã kiểm kê tại: ……..từ ……..giờ…………..ngày…….tháng………năm…………đến………giờ……..ngày……tháng……năm…….
– Kết quả như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số TT | Tên vật tư y tế tiêu hao | Đơn vị | Số kiểm soát | Nước sản xuất | Hạn dùng | Số lượng | Hỏng vỡ | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú | |
Sổ sách | Thực tế | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Cộng khoản: |
Ý kiến đề xuất: ……
THÀNH VIÊN
THƯ KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
………….CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KIỂM KÊ
(Ký và ghi rõ họ tên)
………….
3. Hướng dẫn, lưu ý soạn thảo mẫu biên bản tiếp công dân:
– Phần mở đầu:
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản kiểm kê vật tư y tế tiêu hao.
+ Thông tin Bộ Y tế, tên bệnh viện, mã số.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian lập biên bản kiểm kê.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Họ tên đầy đủ và chức vụ của các thành viên trong tổ kiểm kê.
+ Địa điểm và khoảng thời gian tiến hành hoạt động kiểm kê.
+ Kết quả quá trình kiểm kê ( tên vật tư y tế tiêu hao, đơn vị, số kiểm soát, nước sản xuất, số lượng, đơn giá, ghi chú,…)
+ Ý kiến đề xuất của tổ kiểm kê đối với cơ sở y tế.
– Phần cuối biên bản:
+ Thành viên của tổ kiểm kê.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người ghi biên bản hay còn gọi là thư ký.
+ Ký và ghi rõ họ tên của chủ tịch hội đồng kiểm kê.
4. Nguyên tắc về quản lý vật tư y tế thao quy định của Chính phủ:
Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ-CP sửa đổi
“1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
– Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
– Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
– Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
– Kiểm soát sự thụ thai;
– Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm;
– Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
b) Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.”
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, các nguyên tắc về quản lý vật tư y tế có thể đã bị phá vỡ bởi tình trạng quá tải tại các bệnh viện. Tuy nhiên đại dịch đã giúp các nhà quản trị bệnh viện nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý và bảo trì hiệu quả tài sản thiết bị y tế. Do đó, làn
Căn cứ Điều 55 Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 169/2018/NĐ-CP) có quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế như sau:
“1. Việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích, công năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
2. Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn phải tuân thủ quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về kiểm định, hiệu chuẩn.
Đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
3. Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về trang thiết bị y tế; thực hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị theo quy định hiện hành của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định pháp luật khác có liên quan; bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền về quản lý trang thiết bị y tế.”
5. Vật tư y tế:
– Vật tư y tế là tất cả những loại vật dụng, vật tư tiêu hao, vật liệu được sử dụng trong lĩnh vực y tế nhằm các mục đích dưới đây:
+ Chẩn đoán, theo dõi, ngăn ngừa và điều trị nhằm giảm thiểu tổn thương, chấn thương hay bệnh tật.
+ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý.
+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống.
+ Kiểm soát quá trình thụ thai.
+ Khử trùng tất cả trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất được sử dụng cho xét nghiệm.
+ Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
– Vật tư y tế được sử dụng rất nhiều bởi hiện nay nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của con người vô cùng lớn, nhu cầu thường xuyên mời các bác sĩ gia đình về nhà khám hoặc tới bệnh viện để được chăm sóc dẫn tới lượng tiêu thụ các vật tư y tế vô cùng lớn. Vật tư y tế là công cụ không thể thiếu để hỗ trợ y bác sĩ trong việc chữa trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có, đồng thời theo kịp những cải tiến về kỹ thuật và công nghệ. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa có phòng quản lý Vật tư – thiết bị y tế, điều đó gây phát sinh nhiều về chi phí mua sắm vật tư, đồng thời tăng khả năng hư hao, hao mòn. Chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước hiện nay vẫn còn là dấu chấm hỏi lớn cho các nhà lãnh đạo.
– Vật liệu y tế tiêu hao được sử dụng một lần duy nhất rồi sau đó bỏ đi với mục đích tránh lây nhiễm các bệnh nguy hiểm cho các bệnh nhân khác. Đây là những vật liệu được dùng trực tiếp với các bệnh nhân. Vật tư tiêu hao được làm bằng chất liệu cao su, chất liệu nhựa, bơm kim tiêm, dây truyền dịch, găng tay các loại, ống thở/ dây máy…Vật liệu y tế tiêu hao gồm các loại sau:
+ Vật tư được làm bằng kim loại: Ví dụ như đinh vít, kim tiêm, kẹp/nẹp, vật tư dao mổ trong phẫu thuật.
+ Vật tư tiêu hoa làm bằng giấy: Ví dụ như các loại giấy thông tin về chữa và khám bệnh trong bệnh viện.
+ Vật tư cầm máu: Ví dụ như bông, gạc băng bó… được dùng trong quá trình cầm máu.
+ Vật tư được dùng để xét nghiệm: ví dụ như ống nghiệm, các lọ dùng để bệnh phẩm, các đầu côn, vòi bơm lấy dung dịch.
+ Vật tư inox: như đồ dùng để chứa/ đựng các dụng cụ tiếp xúc với bệnh nhân.
+ Vật tư chuyên dụng: Ví dụ như xe lăn, cọc truyền dịch, giường bệnh, tủ đầu giường…
Ngoài những dạng vật tư kể trên đây thì còn rất nhiều nhóm vật tư tiêu hao được dùng một lần sau đó bỏ đi để đảm bảo cho công tác chữa trị trở nên thuận lợi nhất, mang đến sự hiệu quả tốt nhất.
– Ý nghĩa của vật tư y tế
+ Vật tư y tế trong được sử dụng trong ngành y tế. Đây là một trong những lĩnh vực không thiểu thiếu và rất quan trọng bởi nó giúp khám và chữa bệnh. Đánh dấu sự phát triển của nên y học đối với con người
+ Việc phân loại các vật tư tiêu hao giúp công tác chữa trị từng nhóm bệnh khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời giúp xử lý vật tư y tế tiêu hao để không ảnh hưởng đến việc khám, chữa bệnh và môi trường.