Hiện nay hạ tầng giao thông, thủy lợi nước ta đang được trú trong phát triển giao thông thủy lợi để thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Vậy Kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi là gì? Kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi cần mẫu biên bản nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi là gì?
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi. Mẫu nêu rõ nội dung kiểm kê, thông tin tài sản…
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi được lập ra để ghi chép lại kết quả kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi.
2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi:
Mẫu được ban hành theo Thông tư 76/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính với nội dung như sau:
ĐƠN VỊ: …
BỘ PHẬN: …
MÃ QHNS: ..
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN HẠ TẦNG GIAO THÔNG, THỦY LỢI
Số: …
Thời điểm kiểm kê … giờ … ngày … tháng … năm ..
Ban kiểm kê gồm:
Ông /Bà … chức vụ … đại diện … Trưởng ban
Ông /Bà … chức vụ … đại diện … Ủy viên
Ông /Bà … chức vụ … đại diện … Ủy viên
STT | Tên TSHTGT- TL | Ký hiệu | Cấp, loại | Năm xây dựng | Năm đưa vào sử dụng | Nơi sử dụng | Tình trạng tài sản |
A | B | C | D | E | F | G | H |
1 | |||||||
… | |||||||
Cộng |
-Ý kiến giải quyết chênh lệch của Ban kiểm kê: …
Ngày ….tháng….năm……
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, họ tên)
TRƯỞNG BAN KIỂM KÊ
(Ký, họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi:
-Ghi rõ tên đơn vị, bộ phận, mã QHNS
-Ghi rõ thời điểm kiểm kê vào ngày tháng năm nào?
-Ghi rõ tên các thành viên ban kiểm kê.
4. Một số quy định về kiểm kê tài sản hạ tầng giao thông, thủy lợi:
Theo Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thủy lợi như sau:
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định về Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi:
– Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải có hồ sơ tài sản, được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
– Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán phải có đầy đủ thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại và hao mòn lũy kế.
– Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết hao mòn thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này.
– Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đã hết hao mòn nhưng tiếp tục sử dụng được thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành.
– Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có trách nhiệm:
+ Lập thẻ tài sản, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản được giao quản lý theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành;
+ Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);
+ Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan;
+ Tính hao mòn đối với tài sản được giao quản lý theo quy định tại Thông tư 75/2018/TT-BTC
Như vậy, pháp luật nước ta đã quy dịnh rất cụ thể đối với mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải có hồ sơ tài sản, được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị và phải được ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại và hao mòn lũy kế. Các cơ quan khi được giao nhiệm vụ quản lý thì phải thực hiện việc kiểm kê định kỳ và báo cáo về tình hình quản lý, ử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định về việc Xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi:
– Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đang sử dụng trước ngày các Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có hiệu lực thi hành, việc xác định nguyên giá tài sản thực hiện như sau:
+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán.
+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi không có thông tin về giá trị tài sản:
Trường hợp có tài sản tương đương (về quy mô, cấp độ kỹ thuật) và có giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sử dụng giá trị của tài sản tương đương làm nguyên giá tài sản.
Trường hợp không có tài sản tương đương thì sử dụng giá trị quy ước do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thủy lợi) quyết định để làm nguyên giá tài sản. Khi kê khai, đăng nhập thông tin tài sản loại này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công phải ghi rõ nguyên giá tài sản là giá quy ước và được theo dõi, báo cáo riêng. Giá quy ước được sử dụng để xác định giá trị tài sản để ghi sổ kế toán, không sử dụng để xác định giá trị hao mòn, chi phí khấu hao quy định tại Điều 9 Thông tư này.
– Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi hoàn thành, đưa vào sử dụng kể từ ngày các Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có hiệu lực thi hành thì nguyên giá tài sản ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, giá trị quyết toán được phê duyệt theo quy định.
– Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo
– Thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
+ Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thay đổi trong các trường hợp sau:
Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Thực hiện nâng cấp, sửa chữa, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của một tài sản hữu hình;
Bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác phải hạch toán giảm nguyên giá theo quy định của pháp luật.
b)Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định hiện hành.
Từ Điều trên thì việc xác định nguyên giá tài sản được xác định trong hai trường hợp là khi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán. và khi tài sản không có thông tin về tài sản thì được chia ra làm hai trường hợp là tài sản có giá trị tương đương và tài sản không có giá trị tương đương để dễ cho việc xác định nguyên tài sản.
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 75/2018/TT-BTC quy định Phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:
– Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi thuộc đối tượng ghi sổ kế toán quy định tại Điều 3 Thông tư này đều phải tính hao mòn, trừ tài sản quy định tại Khoản 2 Điều này.
– Những tài sản kết cấu hạ tầng dưới đây không phải tính giá trị hao mòn:
+ Tài sản chưa hết hao mòn nhưng bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Tài sản đã tính hết hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được;
+ Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang thuê sử dụng;
+ Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang bảo quản hộ, giữ hộ.
– Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải thực hiện theo danh mục tài sản, tỷ lệ hao mòn và theo kỳ kế toán.
– Việc tính hao mòn thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Trường hợp tài sản có thời gian tính hao mòn lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính tròn 01 (một) năm; trường hợp tài sản có thời gian tính hao mòn dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn.
– Khi bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị thì việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản.
– Khi kiểm kê, đánh giá lại tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.
Như vậy, Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải thực hiện theo danh mục tài sản, tỷ lệ hao mòn và theo kỳ kế toán. tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải thực hiện theo danh mục tài sản, tỷ lệ hao mòn và theo kỳ kế toán. Việc này được thực hiên mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Khi bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị thì việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản