Khi dùng công cụ, dụng cụ muốn biết được giá trị, số lượng chất lượng khi kiểm kê thì bắt buộc chúng ta phải làm biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ để. Trong trường hợp kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng của ngân hàng nhà nước thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng của ngân hàng nhà nước là gì?
Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng của ngân hàng nhà nước là việc ghi chép lại nội dung, thông tin công cụ, dụng cụ đang dùng của ngân hàng nhà nước
Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng của ngân hàng nhà nước là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng.
2. Mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng của ngân hàng nhà nước:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
——-
Đơn vị: ………
BIÊN BẢN KIỂM KÊ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ ĐANG DÙNG
Ngày … tháng … năm ….
Số: ……………
– Thời điểm kiểm kê ……… giờ ……… ngày …….. tháng ……. năm ……….
– Hội đồng kiểm kê gồm:
– Ông (bà) ………. Chức vụ …………… Đại diện ………………. Chủ tịch Hội đồng
– Ông (bà) ………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………..….. Ủy viên
– Ông (bà) …………..….. Chức vụ …………….… Đại diện ………………. Ủy viên
– Đã kiểm kê những công cụ, dụng cụ đang dùng dưới đây:
STT | Tên, nhãn hiệu, quy cách công cụ, dụng cụ | Mã số | Nơi sử dụng | Đơn vị tính | Đơn giá | Theo sổ sách | Theo kiểm kê | Chênh lệch | Tình trạng công cụ, dụng cụ | |||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | Thừa | Thiếu | |||||||||
Số lượng | Thành tiền | Số lượng | Thành tiền | |||||||||||
A | B | C | D | E | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | F |
Cộng | X | X | X | X | X | X | X | X | X |
Ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng đơn vị
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Trưởng phòng Hành chính
(Ký, họ tên)
Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)
Kiểm soát viên
(Ký, họ tên)
Chủ tịch Hội đồng kiểm kê
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn ghi biên bản:
Ghi đầy đủ các thông tin có trong biên bản:
+ Ban kiểm tra gồm những ai, chức vụ là gì?
+ đã kiểm nhận các loại nào? ghi cụ thể từng loại, mã số, đơn vị, số lượng, phương thức kiểm nhận..
+ Mục ghi chú: ghi lại những công cụ, dụng cụ, vật liệu có khác biết với các loại khác có gì tốt hơn hay chất lượng kém hơn…
+ ý kiến của ban kiểm nhận
+ Kí và ghi rõ họ tên
Lưu ý:
– Biên bản này được lập trong trường hợp công cụ, dụng cụ, vật liệu mua về phải được kiểm nhận trước khi nhập kho (nhập kho số lượng lớn; tính chất phức tạp; quý hiếm) hoặc khi phát hiện có sự khác biệt về số lượng và chất lượng giữa hóa đơn và thực nhập; làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản. Trường hợp công cụ, dụng cụ, vật liệu không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất so với chứng từ hóa đơn, thì lập thêm một liên, kèm theo chứng từ liên quan gửi cho nhà cung cấp công cụ, dụng cụ, vật liệu để giải quyết.
– Biên bản này được lập để xác định số lượng, chất lượng và giá trị công cụ, dụng cụ đang dùng tại thời điểm kiểm kê; làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý công cụ, dụng cụ thừa, thiếu và ghi vào sổ kế toán.
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
căn cứ Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định:
Điều 4. Quy định về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu
1. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất sử dụng cho hoạt động của NHNN. Những tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, là TSCĐ nếu thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Nguyên giá tài sản có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
2. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà NHNN đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình.
Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí của NHNN.
3. Tiêu chuẩn ghi nhận công cụ, dụng cụ
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ, tham gia nhiều lần vào quá trình hoạt động của đơn vị NHNN, được phân loại theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.
4. Tiêu chuẩn ghi nhận vật liệu
Vật liệu là đối tượng lao động sử dụng cho hoạt động của NHNN, không được phân loại là công cụ, dụng cụ, được phân loại theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.
Ngoài ra tại Điều 5. Nguyên tắc theo dõi và hạch toán kế toán :
1. Nguyên tắc theo dõi TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu
a) Mọi tài sản là TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu phải được phản ánh, theo dõi đầy đủ và có hệ thống trên phân hệ FA.
b) Đối với TSCĐ:
(i) Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Khi phát sinh việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa phải thực hiện theo dõi theo từng TSCĐ.
(ii) Khi nhập TSCĐ, trường hợp TSCĐ là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian trích khấu hao khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó thì đơn vị NHNN phải phân loại theo mỗi bộ phận tài sản đó, mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.
(iii) Mỗi TSCĐ phải được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ | = | Nguyên giá của TSCĐ | – | Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ |
(iv) Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, đơn vị NHNN phải thực hiện theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
c) Đối với công cụ, dụng cụ:
Tất cả công cụ, dụng cụ phải được theo dõi chi tiết theo từng loại, từng đối tượng sử dụng. Thời gian theo dõi công cụ, dụng cụ được bắt đầu từ khi mua sắm cho đến khi thanh lý, không phân biệt công cụ, dụng cụ đó đã phân bổ hết giá trị hay chưa.
d) Đối với vật liệu:
Tất cả vật liệu trong kho phải được theo dõi chi tiết theo từng loại vật liệu theo số lượng, đơn giá theo từng lần nhập, xuất và số lượng, thành tiền tồn kho theo phương pháp đích danh.
đ) Định kỳ cuối hàng năm, đơn vị phải tiến hành kiểm kê TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu. Trường hợp phát hiện thừa, thiếu đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
2. Nguyên tắc hạch toán kế toán
a) Việc theo dõi và hạch toán kế toán TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị NHNN được thực hiện trên Hệ thống phần mềm kế toán.
b) Các đơn vị NHNN thực hiện hạch toán kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán theo sổ tay hướng dẫn vận hành Hệ thống phần mềm kế toán của NHNN.
c) Các thành viên tham gia quy trình hạch toán kế toán TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu tại các đơn vị NHNN phải tuân thủ quy định về luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán của NHNN.
căn cứ vào điều luật nêu trên có thể thấy các Quy định về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu và Nguyên tắc theo dõi và hạch toán kế toán đã quy định rõ ràng theo Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng của ngân hàng nhà nước cũng phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về việc kiểm kê và phải có kèm theo biên bản kiểm kê các công cụ, dụng cụ đang dùng đó chính xác nhất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về các thông tin cầ thiết như mẫu biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng của ngân hàng nhà nước, cách ghi biên bản và các thông tin khác hữu ích cho quá trình kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng của ngân hàng nhà nước.