Nồi gia nhiệt dầu là một thiết bị mang tính chất đặc thù, việc sử dụng, kiểm tra, sửa chữa nồi gia nhiệt dầu cần phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành. Trong hoạt động kiểm định kỹ thuận an toàn nồi gia nhiệt dầu cần có biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu.
Mục lục bài viết
1. Kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu thực hiện khi nào?
Nồi gia nhiệt dầu là thiết bị dùng để gia nhiệt cho dầu tải lên nhiệt độ cao mà nguồn cung cấp là do sự đốt nhiên liệu hữu cơ, nhiệt của các khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến quá trình tuần hoàn khép kín của dầu tải nhiệt dùng cho mục đích quân sự. ( Quy định tại Thông tư số 117/2016/TT- BQP).
Theo quy định của Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng được ban hành trong tư số 117/2016/TT- BQP thì
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu phải được thực hiện đầy đủ trong những trường hợp sau:
– Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, trước khi đưa vào sử dụng;
– Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ;
– Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường (Mục 2)
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi lắp đặt, trước khi đưa vào để sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu;
– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
– Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền. (Mục 4)
Như vậy có thể thấy hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu là vô cùng quan trong, đảm bảo an toàn kỹ thuật của sản phẩm trước khi đến tay/ sửa chữa cho người tiêu dùng
Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu là văn bản do người có thẩm quyền lập khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn của nồi gia nhiệt dầu. đảm bảo an toàn kỹ thuật của sản phẩm
Biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu được sử dụng để ghi nhận lại các thông tin, sự kiện diễn ra trong quá trình tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu. Trong biên bản thể hiện các thông tin về nồi gia nhiệt dầu được kiểm tra, hình thức kiểm đinh, nội dung kiểm định,…
2. Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu và hướng dẫn soạn thảo:
Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu được ban hành trong Phụ lục II của Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn được ban hành trong Thông tư số 117/2016/TT- BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(Cơ quan quản lý cấp trên)
(Tên tổ chức KĐ)
——-
Số: ……../BBKĐ
….., ngày …….. tháng …….. năm ……. (1)
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Nồi gia nhiệt dầu)
Chúng tôi gồm:
1……… Số hiệu kiểm định viên: …… (2)
2 …….. Số hiệu kiểm định viên: ……….
Thuộc: ………. (3)
Số đăng ký chứng nhận của đơn vị kiểm định:……
Đã tiến hành kiểm định:…… (4)
Của (ghi rõ tên cơ sở):……. (5) Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở):……. (6)
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt:……. (7)
Quy trình kiểm định áp dụng:……..
Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:…….
1. ….. Chức vụ: ……. (8)
2. …… Chức vụ: ……
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA NỒI (9)
Loại, mã hiệu: ……. Áp suất thiết kế:……… bar
Số chế tạo: ……… Áp suất làm việc: ……. bar
Năm chế tạo: ……… Dung tích:…… . lít
Nhà chế tạo: ………. Môi chất làm việc: ……
Công dụng của nồi: …….. Nhiệt độ làm việc: …. . °C
Ngày kiểm định lần trước: ………. Do:…….
II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH (10)
Lần đầu □ ; Định kỳ □ , Bất thường □
III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Kiểm tra hồ sơ
– Nhận xét: …….
– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong (11)
Hạng mục kiểm tra | Đạt | Không đạt |
Khoảng cách | ||
Cửa | ||
Sàn, cầu thang thao tác | ||
Chiếu sáng vận hành | ||
Tiếp địa chống sét, tiếp địa an toàn. | ||
Tình trạng các bộ phận chịu áp lực | ||
Tình trạng mối hàn, các mối nối. | ||
Các van, thiết bị phụ trợ | ||
Hệ thống bơm tuần hoàn | ||
Van an toàn | ||
Áp kế | ||
Đo mức | ||
Đo nhiệt độ | ||
Các thiết bị an toàn, đo lường, tự động khác |
– Nhận xét:
– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
3. Thử nghiệm (12)
Nội dung / Môi chất thử / Áp suất thử (bar) / Thời gian duy trì (phút)
Thử bền
Thử kín
Thử vận hành
– Nhận xét: ……..
– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nồi được kiểm định có kết quả: Đạt □ Không đạt □
2. Đã được dán tem kiểm định số: ……. Tại vị trí: …….
3. Áp suất làm việc cho phép: …….. bar
4. Nhiệt độ làm việc của dầu:…….. °C
5. Áp suất đặt van an toàn: ( 13)
Trên nồi— Áp suất mở (bar)—Áp suất đóng (bar)
Trên nồi…
Trên đường ống…
6. Các kiến nghị: …….
Thời gian thực hiện kiến nghị: …….
V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ ngày ……. tháng …….. năm ……
Lý do rút ngắn thời hạn: ……..
Biên bản đã được thông qua ngày ….. tháng …….. năm …….
Tại: ……
Biên bản được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ …….. bản.
Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện kiểm định hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả kiểm định ghi trong biên bản này./.
CHỦ CƠ SỞ
Cam kết thực hiện đầy đủ, đúng hạn các kiến nghị
(Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi địa điểm, thời điểm tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn
(2) Ghi tên, sổ hiệu của kiểm định viên
(3) Ghi tên cơ sở kiểm định
(4) Ghi nồi gia nhiệt dầu được kiểm định
(5) Ghi tên cơ sở theo Giấy phép hoạt động
(6) Ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(7) Ghi địa chỉ lắp đặt, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
(8) Ghi người chứng kiến và chức vụ của người chứng kiến
(9) Phần này điền các thông số kỹ thuật của nồi gia nhiệt dầu
(10) Đánh dấu vào hình thức kiểm định nồi gia nhiệt dầu
(11) Đánh dấu vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” với từng mục kiểm tra
(12) Ghi kết quả thử nghiệm
(13) Ghi kết quả kiểm tra áp đặt van an toàn
3. Quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu:
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng được ban hành trong tư số 117/2016/TT- BQP quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu như sau:
Các bước kiểm định
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn nồi gia nhiệt dầu, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị kiểm định;
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật;
Bước 3. Kiểm tra bên ngoài, bên trong;
Bước 4. Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
Bước 6. Xử lý kết quả kiểm định;
Bước 5. Kiểm tra vận hành.
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục I và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Có thể thấy các bước kiểm định an toàn rất chặt chẽ để tạo được sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm
Phương tiện kiểm định
Các phương tiện phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định, phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và còn hạn kiểm định, bao gồm:
* Thiết bị, dụng cụ phục vụ khám xét:
– Thiết bị chiếu sáng có điện áp của nguồn không quá 12 V, nếu nồi làm việc với môi chất dễ cháy nổ phải dùng đèn an toàn phòng nổ.
– Búa kiểm tra có khối lượng từ 0,3 kg đến 0,5 kg;
– Kính lúp có độ phóng đại phù hợp với đối tượng kiểm tra;
– Dụng cụ đo đạc cơ khí: Thước cặp, thước dây;
– Thiết bị kiểm tra bên trong: Thiết bị nội soi.
* Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử bền, thử kín:
– Thiết bị tạo áp suất có đặc tính kỹ thuật (lưu lượng, áp suất) phù hợp với đối tượng thử;
– Phương tiện, thiết bị kiểm tra độ kín.
* Thiết bị, dụng cụ đo lường: Áp kế có cấp chính xác và thang đo phù hợp với áp suất thử.
* Thiết bị, dụng cụ đo, kiểm tra chuyên dùng khác (nếu cần):
– Thiết bị siêu âm chiều dầy;
– Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;
– Thiết bị kiểm tra chất lượng bề mặt kim loại.
Điều kiện kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Nồi gia nhiệt dầu phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
– Hồ sơ, tài liệu của nồi gia nhiệt dầu phải đầy đủ;
– Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;
– Các trang thiết bị, dụng cụ kiểm định đầy đủ và phù hợp với đối tượng kiểm định;
– Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định nồi gia nhiệt dầu.
Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này ( Mục 10)
Tất cả cấc điều kiện nhắm phục vụ 1 mục đích: mang đến sản phẩm an toàn về kĩ thuật, chất lượng sử dụng và đảm bảo đúng quy chuẩn