Trong mội trường giáo dục, việc các đoàn đánh giá thực hiện việc khảo sát sơ bộ là rất cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của nhà trường, trung tâm giáo dục. Mẫu biên bản khảo sát sơ bộ được sử dụng trong hoàn cảnh đó và được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy, biên bản khảo sát sơ bộ được quy định ra sao, có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản khảo sát sơ bộ được hiểu như thế nào?
Khảo sát là một phương pháp thu thập thông tin từ một số cá nhân và các nguồn khác (gọi là một mẫu) để tìm hiểu về sự phổ biến lớn hơn mà mẫu đó đưa ra. Mỗi các cuộc khảo sát có nhiều dạng và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Hoạt động khảo sát sơ bộ đánh giá ngoài không chỉ thực hiện công tác kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục của các Trường, mà còn có tư vấn giúp Nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác quản lý, nâng cao tổng thể hoạt động, đáp ứng nhu cầu xã hội trong điều kiện tự chủ. Biên bản khảo sát sơ bộ đánh giá ngoài được sử dụng trong quá trình đoàn khảo sát làm việc để ghi chép lại nội dung và diễn biến của toàn bộ buổi khảo sát.
Mẫu biên bản khảo sát sơ bộ đánh giá ngoài là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc khảo sát sơ bộ đánh giá ngoài. Mẫu biên bản nêu rõ thành phần tham gia khảo sát, nội dung khảo sát bao gồm những trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, những yêu cầu cụ thể đối với trường và kế hoạch khảo sát chính thức,… Sau khi biên bản được lập ra phải có đầy đủ chữ ký của hiệu trưởng và trưởng ban đánh giá ngoài để biên ban có giá trị.
2. Mẫu biên bản khảo sát sơ bộ:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO….
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
TRƯỜNG ……
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
………, ngày…tháng….năm….
BIÊN BẢN KHẢO SÁT SƠ BỘ
Hôm nay, ……ngày……..tháng…….năm……… đại diện Đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát sơ bộ tại Trường…
I. THÀNH PHẦN
1. Đoàn đánh giá ngoài
– Ông (Bà):… Trưởng đoàn
– Ông (Bà):…Thư ký
2. Trường (trung tâm)
– Ông (Bà):…. Hiệu trưởng (Giám đốc), Chủ tịch HĐTĐG
– Ông (Bà):…. Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), Phó CT HĐTĐG
– Ông (Bà):…. Thư ký HĐTĐG
– Ông (Bà): ….
– …..
II. NỘI DUNG
1. Trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá……
2. Những yêu cầu cụ thể đối với trường…….
3. Kế hoạch khảo sát chính thức…….
Buổi làm việc kết thúc hồi….giờ….. cùng ngày.
Biên bản được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản và 1 bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo./.
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
TRƯỞNG ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản khảo sát sơ bộ:
– Phần mở đầu:
+ Sở giáo dục và đào tạo.
+ Tên trường.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản khảo sát sơ bộ.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian và địa điểm lập biên bản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thành phần tham gia bao đồm đoàn đánh giá ngoài và ban chấp hành trường.
+ Nội dung biên bản khảo sát sơ bộ.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian kết thúc buổi làm việc.
+ Ký tên, đóng dấu của hiệu trưởng
+ Ký và ghi rõ họ tên của trưởng đoàn đánh giá ngoài.
4. Một số quy định của pháp luật về đánh giá ngoài của tổ chức kiểm định:
Theo quy định tại Điều 26, 28 của Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài sẽ bao gồm:
+
+ Báo cáo tự đánh giá: 02 bản.
Theo Điều 12 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH quy định về: Các bước đánh giá ngoài có nội dung như sau:
– Bước 1: Đăng ký đánh giá ngoài.
– Bước 2: Thành lập đoàn đánh giá ngoài.
– Bước 3: Khảo sát thực tế của đoàn đánh giá ngoài.
– Bước 4: Lập hồ sơ đánh giá ngoài.
Theo Điều 13 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH quy định về: Điều kiện đánh giá ngoài có nội dung như sau:
– Cần phải hoàn thành tự đánh giá chất lượng và có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
– 100% ngành, nghề đào tạo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc được cơ quan, cấp có thẩm quyền cho phép đào tạo theo quy định;
– Tối thiểu 50% chương trình đào tạo trình độ trung cấp đang tổ chức đào tạo có ít nhất 1 (một) khóa học sinh, sinh viên tốt nghiệp khi kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp;
– Tối thiểu 50% chương trình đào tạo trình độ sơ cấp đang tổ chức đào tạo đã có ít nhất 1 (một) khóa học sinh tốt nghiệp khi kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
– Tối thiểu 50% chương trình đào tạo trình độ trung cấp, 50% chương trình đào tạo trình độ cao đẳng đang tổ chức đào tạo có ít nhất 1 (một) khóa học sinh, sinh viên tốt nghiệp khi kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng.
– Điều kiện đánh giá ngoài đối với kiểm định chất lượng chương trình đào tạo:
+ Cần phải hoàn thành tự đánh giá chất lượng và có báo cáo tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo;
+ Có cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành, nghề đăng ký kiểm định chất lượng chương trình đào tạo;
– Có các chương trình đào tạo đã có ít nhất 1 (một) khóa học sinh, sinh viên tốt nghiệp.
– Không được thực hiện đánh giá ngoài đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị có tổ chức kiểm định. Tiến hành việc tổ chức kiểm định không được thực hiện đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp mà tổ chức kiểm định có vốn góp, cổ phần;