Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC để ghi chép lại việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC để làm bằng chứng trong một số trường hợp và phải được lập thành biên bản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC là gì?
Mẫu biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC là biên bản ghi chép lại quá trình khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
2. Mẫu biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC:
Mẫu biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC theo mẫu biên bản số 25, ban hành kèm Nghị định 118/2021/NĐ-CP:
CƠ QUAN (1) ——– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …./BB-KNCG |
BIÊN BẢN
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính*
Thi hành Quyết định số: …./QĐ-KNCG ngày …./…../…… của(2) ………. về việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày …./…./…… tại(3) ……….
Chúng tôi gồm:
1. Người có thẩm quyền lập biên bản:
Họ và tên: ……… Chức vụ: ….
Cơ quan: ……..
2. Với sự chứng kiến của:(4)
a) Họ và tên:(5) ……… Nghề nghiệp: ………………
Địa chỉ: ..
b) Họ và tên:(6) …………… Nghề nghiệp: ……….
Địa chỉ: ……..
c) Họ và tên:(7) ……… Chức vụ: …
Cơ quan: ……….
Tiến hành khám và lập biên bản khám (8) ……………….. là nơi có căn cứ cho rằng có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Quyết định số: …./QĐ-KNCG.
1. Sau khi khám nơi cất giấu, chúng tôi phát hiện những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:(9)……
2. Ý kiến trình bày của chủ nơi bị khám (người thành niên trong gia đình):…..
3. Ý kiến của người chứng kiến:….
4. Ý kiến bổ sung khác (nếu có):………
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nêu trên, chúng tôi không phát hiện thêm một thứ gì khác.
5. Việc khám kết thúc vào hồi…. giờ …. phút(10), ngày …/…/……….
Mọi đồ đạc tại nơi bị khám đã được sắp xếp đúng vị trí như ban đầu, không xảy ra hư hỏng, mất mát gì.
Biên bản này gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(5) …………….. là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) là chủ nơi bị khám 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC LÀ CHỦ NƠI BỊ KHÁM (Ký, ghi rõ họ và tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ và tên) | ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên) |
<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) là chủ nơi bị khám vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./……
NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN |
3. Hướng dẫn làm biên bản:
Mẫu này được sử dụng để lập biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 129
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức là chủ nơi bị khám.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
(3) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(4) Trường hợp người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ/người đại diện của tổ chức là chủ nơi bị khám vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và 01 người chứng kiến.
(5) Ghi họ và tên người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ/người đại diện của tổ chức là chủ nơi bị khám.
(6) Ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người chứng kiến.
(7) Ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
(8) Ghi rõ địa chỉ nơi bị khám.
(9) Ghi rõ tên, số lượng, đơn vị tính, nhãn hiệu, chủng loại, đặc điểm, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phát hiện được (nếu nhiều thì lập bản thống kê riêng).
(10) Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không được thực hiện vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Thủ tục khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC:
Theo quy định tại Luật xử lí vi phạm hành chính quy định về
Điều 129. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.
Căn cứ vào điều luật như trên thì Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện vi phạm hành chính là Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và theo thủ tục được pháp luật xử lý và Chỉ những người do pháp luật quy định mới có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyên trước khi tiến hành và lưu ý Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản.
Ngoài ra Điều 81. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định:
1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.
và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu như sau:
– Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
+ Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước; Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này; Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật; Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng; Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định theo pháp luật thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
căn cứ như trên thì ta thấy việc Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và đi kèm theo là biên bản Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để làm bằng chứng khi cần thiết, trên đay là toàn bộ thông tin chi tiết được quy định theo pháp luật hiện hành