Khi nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông diễn ra, cơ quan điều tra khẩn trương đến hiện trường để tổ chức bảo vệ hiện trường và tiến hành khám nghiệm. Việc khám nghiệm này phải được lập thành biên bản. Bài viết hướng dẫn soạn thảo biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông:
- 4 4. Đặc trưng của hiện trường tai nạn giao thông đường bộ:
- 5 5. Tổ chức khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông:
1. Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông là gì?
Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra được tiến hành trực tiếp tại hiện trường do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện, xem xét, ghi nhận dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm.
Hiện trường là nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có dấu vết tội phạm. Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ được hiểu là nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông trên đường bộ. Cơ quan chức năng cần khám nghiệm để phát hiện, thu thập, đánh giá các dấu vết, vật chứng, các tin tức, tài liệu có liên quan tại hiện trường, phục vụ điều tra xử lý vụ việc đúng pháp luật.
Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông là một loại tài liệu pháp lý do Điều tra viên, Cảnh sát giao thông thiết lập tại hiện trường, trong đó ghi nhận thực tế khách quan hiện trường vụ tai nạn giao thông, diễn biến quá trình khám nghiệm và kết quả khám nghiệm.
Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông được sử dụng để ghi nhận lại quá trình cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường, từ đó làm cơ sở cho các chủ thể có thẩm quyền nhận xét, phân tích, đánh giá về tính chất của vụ tai nạn giao thông để thực hiện các thủ tục tố tụng có liên quan cũng như là chứng cứ quan trọng để buộc tội bị can, bị cáo.
Điều 87
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
Từ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, ta có thể thấy, biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông là một trong những nguồn chứng cứ.
2. Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________
BIÊN BẢN KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
Hồi ………. giờ ……….. ngày……… tháng ……… năm …….tại
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ……
thuộc Cơ quan… chủ trì khám nghiệm.
Ông/bà: ……
Ông/bà:…. Kiểm sát viên
thuộc Viện kiểm sát
Ông/bà …. là người chứng kiến.
Với sự tham dự, tham gia của:
Ông/bà:…..
Ông/bà:….
Ông/bà:…..
Căn cứ Điều 178 và Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông: ………..
Điều kiện về thời tiết, khí hậu, ánh sáng: ……
Tình trạng hiện trường khi chúng tôi có mặt : ……
Hiện trường và quá trình khám nghiệm:
1. Hiện trường của đoạn đường nơi xảy ra tai nạn:………
2. Ghi nhận việc đánh số thứ tự theo số tự nhiên vị trí nạn nhân, phương tiện, tang vật, dấu vết:…………
Xác định điểm mốc và một trong các mép đường nơi xảy ra tai nạn làm chuẩn:
3. Mô tả theo số thứ tự vị trí nạn nhân, phương tiện, tang vật, dấu vết:
4. Phương tiện, tang vật, dấu vết và mẫu so sánh thu được(Ghi rõ tên, đặc điểm, vị trí và phương pháp thu lượm): ……………..
Phương tiện, tang vật, dấu vết và mẫu so sánh trên được thu lượm, bảo quản đưa về Cơ quan để xử lý.
Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, chúng tôi đã (vẽ sơ đồ hiện trường, chụp ảnh, đo đạc, dựng mô hình hoặc ghi hình hiện trường):
Việc khám nghiệm hiện trường kết thúc hồi………giờ…………….ngày………..tháng ……… năm
Ý kiến của những người tham gia khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông (nếu có):
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông:
– Phần mở đầu cần thể hiện đủ nội dung:
+ Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường
+ Thời gian nhận được tin báo về sự việc xảy ra, địa điểm xảy ra sự việc
+ Họ và tên, chức vụ của những thành viên trong lực lượng khám nghiệm hiện trường theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015
+ Người tham gia, người chứng kiến, đại diện Viện kiểm sát,…
+ Thời điểm tiến hành khám nghiệm, điều kiện thời tiết, khí hậu, ánh sáng, tình trạng hiện trường lúc bắt đầu khám nghiệm
– Phần nội dung:
+ Mô tả hiện trường, dấu vết, vật chứng, người chết, các đồ vật,…
+ Mô tả hiện trường về vị trí, phương hướng của hiện trường so với cảnh vật xung quanh; mô tả phần trung tâm hiện trường và thứ tự các phần khác nhau của hiện trường, thông thường mô tả theo trình tự khám nghiệm.
+ Các dấu vết, vật chứng, người chết, đồ vật,… có ở hiện trường phải được mô tả chính xác, cụ thể về vị trí, hình dạng, kích thước, chiều hướng, màu sắc, trạng thái và số lượng của nó, cũng như mối liên hệ giữa chúng.
– Phần kết luận
+ Thống kê tổng quát loại, số lượng các dấu vết, vật chứng đã phát hiện được, các vật thể và mẫu so sánh để đưa về cơ quan nghiên cứu.
4. Đặc trưng của hiện trường tai nạn giao thông đường bộ:
– Địa điểm xảy ra tai nạn giao thông đường bộ có thể là đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường liên huyện hoặc liên xã,… nên thường có lưu lượng xe cộ, phương tiện, người xuất hiện nhiều, thậm chí có cả động vật.
– Không có nhiều nhân chứng trực tiếp có khả năng chỉ ra chính xác, đầy đủ các dấu vết vật chứng xuất hiện trên hiện trường.
– Hiện trường tai nạn giao thông đường bộ thường không còn nguyên vẹn mà bị thay đổi theo xu thế mất đi các dấu vết ban đầu và hình thành các dấu vết mới sau khi tai nạn nạn xảy ra do thời tiết, do việc cấp cứu vụ nạn nhân và do các phương tiện giao thông khác qua lại hiện trường,…
Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thường để lại ở hiện trường hệ thống dấu vết, vật chứng trên một phạm vi rộng. Các dấu vết, vật chứng phản ánh đối tượng tham gia giao thông và sự tác động của các đối tượng
5. Tổ chức khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông:
Bước 1: Quan sát hiện trường
– Phát hiện, xác định vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện để lại tại hiện trường.
– Đánh dấu vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện; sơ bộ ghi nhận các dấu vết trên phương đến tiện giao thông liên quan vu tai nạn giao thông.
– Chụp ảnh và quay camera (nếu có) hiện trường chung; hiện trường từng phần; chụp ảnh dấu vết, và chứng có liên quan. Khi chụp ảnh dấu vết, vật chứng nhất thiết phải đặt thước tỷ lệ.
– Đo và vẽ sơ đồ hiện trường chung (thường vẽ theo phương pháp vẽ mặt bằng).
– Thu thập dấu vết, vật chứng, bảo quản và lấy mẫu so sánh (nếu thấy cần thiết) theo đúng quy định của pháp luật.
– Tiến hành đo chiều rộng mặt đường, tim đường.
Bước 2: Tiến hành ghi nhận, thu lượm các dấu vết, vật chứng
– Đo, vẽ sơ đồ hiện trường
+ Tiến hành đo xác định vị trí của phương tiện trên hiện trường; xác định mốc tọa độ của hiện trường. Chú ý lựa chọn mốc là những điểm, vị trí ít bị thay đổi và có thể xác định được tọa độ của hiện trường và là cơ sở để dựng lại được hiện trường khi cần thiết. Tùy trường hợp mà lựa chọn lề đường phải hoặc trái để định vị đo khoảng cách của tất cả các dấu vết, vật chứng. Khi đó, cần đóng vuông góc từ vị trí dấu vết, vật chứng đến lễ đường đã chọn.
+ Tiến hành đo đạc các khoảng cách
+ Vẽ sơ đồ hiện trường các vụ tai nạn giao thông đường bộ là một trong các nội dung quan trọng khi khám nghiệm chi tiết hiện trường. Tùy theo dạng hiện trường khác nhau mà chúng ta lựa chọn phương pháp và cách thức vẽ khác nhau.
– Chụp ảnh hiện trường, dấu vết và phương tiện
– Chú ý:
+ Đối với hiện trường có xe máy, cần mô tả loại xe, màu sơn, tình trạng, tư thế, chiều hướng của xe; đo khoảng cách từ trục trước, trục sau của xe so với cột mốc đã chọn, với mép đường bên phải, với điểm gần nhất của phương tiện gây tai nạn
+ Đối với hiện trường có người bị thương, người chết, cần tiến hành ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn bằng cách lập biên bản và phác họa ghi nhận các dấu vết trên thân thể người bị nạn để phục vụ cho công tác điều tra, giải quyết vụ việc tai nạn giao thông.
– Khám nghiệm cầu, đường, bến phà liên quan đến vụ tai nạn giao thông
+ Đo chiều dài cầu, bề rộng mặt cầu, chiều dài nhịp, số trụ cầu… so với chỉ tiêu kỹ thuật cầu
+ Mô tả, ghi nhận hệ thống báo hiệu đường bộ
+ Mô tả, ghi nhận vết nứt
+ Kiểm tra, xem xét dấu vết do tai nạn để lại trên mặt cầu, thành cầu
Bước 3: Kết thúc khám nghiệm
– Hội ý rút kinh nghiệm
– Tổ chức đánh giá sơ bộ dấu vết, vật chứng đã phát hiện, thu thập được tại hiện trường nhằm khai thác thông tin phục vụ hoạt động điều tra