Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình điều tra, làm rõ sự việc đã xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản tiếp khám nghiệm hiện trường và hướng dẫn soạn thảo chi tiết mẫu đơn này.
Mục lục bài viết
1. Biên bản khám nghiệm hiện trường là gì?
Khám nghiệm hiện trường là một công đoạn bắt buộc trong giai đoạn điều tra, được bắt đầu ngay sau khi có vụ việc xảy ra, mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường là biểu mẫu được cơ quan điều tra lập ra nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, làm căn cứ để giúp sáng tỏ các tình tiết của vụ án từ đó giúp truy bắt tội phạm và tránh bỏ sót những dấu vết, tình tiết, chứng cứ trong quá trình khám nghiệm hiện trường.
Mẫu biên bản về việc khám nghiệm hiện trường là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc khám nghiệm hiện trường. Mẫu biên bản nêu rõ được toàn bộ các hoạt động khám nghiệm hiện trường như thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm, mô tả cụ thể hiện trường bằng cách đo đạc, vẽ sơ đổ, chụp ảnh, dựng mô hình và kết quả thu giữ, xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Mẫu được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.
2. Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
BIÊN BẢN KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG
Hồi ……. giờ …… ngày…… tháng ….. năm …..tại …….
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ……. Điều tra viên
thuộc Cơ quan ..… chủ trì khám nghiệm.
Ông/bà: ……
Ông/bà: …… Kiểm sát viên
thuộc Viện kiểm sát ……
Ông/bà …… là người chứng kiến.
Với sự tham dự của (1):
Ông/bà: ……
Ông/bà: ……
Ông/bà: ……
Căn cứ Điều 178 và Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường vụ: ……
Điều kiện về thời tiết, khí hậu, ánh sáng: …….
Tình trạng hiện trường khi chúng tôi có mặt (2):…….
(1) Nhà chuyên môn, bị can, bị hại hoặc người làm chứng…;
(2) Ghi rõ những sự việc đã ảnh hưởng đến hiện trường.
Hiện trường và quá trình khám nghiệm (3):…….
(3) Mô tả khái quát toàn cảnh hiện trường; mô tả tỉ mỷ, chính xác đồ vật, dấu vết trong mối quan hệ giữa chúng ở hiện trường; tóm tắt quá trình khám nghiệm, phát hiện và thu lượm dấu vết……..
Dấu vết, tài liệu và mẫu vật thu được(4):…….
Những dấu vết, tài liệu và mẫu vật trên được thu lượm, bảo quản đưa về Cơ quan để xử lý.
Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, chúng tôi đã (5):……..
(4) Ghi rõ tên, đặc điểm, vị trí và phương pháp thu lượm;
(5) Chụp ảnh, vẽ sơ đồ, đo đạc, dựng mô hình hoặc ghi hình hiện trường.
Việc khám nghiệm hiện trường kết thúc hồi……giờ……ngày……..tháng …… năm….
Ý kiến của những người tham gia khám nghiệm (nếu có):…….
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
KIỂM SÁT VIÊN
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
ĐIỀU TRA VIÊN CHỦ TRÌ KHÁM NGHIỆM
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường:
(1) Nhà chuyên môn, bị can, bị hại hoặc người làm chứng…;
(2) Ghi rõ những sự việc đã ảnh hưởng đến hiện trường.
(3) Mô tả khái quát toàn cảnh hiện trường; mô tả tỉ mỉ , chính xác đồ vật, dấu vết trong mối quan hệ giữa chúng ở hiện trường; tóm tắt quá trình khám nghiệm, phát hiện và thu lượm dấu vết.
(4) Ghi rõ tên, đặc điểm, vị trí và phương pháp thu lượm;
(5) Chụp ảnh, vẽ sơ đồ, đo đạc, dựng mô hình hoặc ghi hình hiện trường.
4. Khám nghiệm hiện trường:
– Điều 150 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định về khám nghiệm hiện trường.
“Điều 150. Khám nghiệm hiện trường
1. Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải
3. Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra”.
– Nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường:
+ Ghi nhận vị trí, trạng thái, quang cảnh chung của hiện trường
+ Phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản các loại dấu vết, vật chứng liên quan đến sự việc đã xảy ra
+ Lập và hoàn chỉnh các văn bản của hồ sơ khám nghiệm hiện trường
+ Phát hiện những sơ hở, thiếu xót của ta mà bọn tội phạm thường lợi dụng và đề phòng các biện pháp phòng ngừa tích cực.
5. Trình tự khám nghiệm hiện trường:
Bước 1: Chuẩn bị khám nghiệm
– Chuẩn bị lực lượng khám nghiệm.
Lực lượng khám nghiệm hiện trường thông thường bao gồm:
+ Điều tra viên chủ trì khám nghiệm;
+ Các cán bộ kỹ thuật chuyên môn thuộc các chuyên ngành phù hợp (cán bộ kỹ thuật hình sự; cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; giao thông; cảnh sát sử dụng chó nghiệp vụ; kỹ sư cháy, nổ; bác sĩ pháp y V.V.);
+ Đại diện Viện kiểm sát;
+ Người chửng kiến và những người khác có thể tham dự việc khám nghiệm (khoản 2 Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự).
– Chuẩn bị phương tiện khám nghiệm.
Thông thường, các loại phương tiện sau cần được chuẩn bị phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường:
+ Các phương tiện kỹ thuật phục vụ việc phát hiện, thu lượm, ghi nhận dấu vết vật chứng như vali khám nghiệm, các loại đèn chiếu sáng, đèn chiếu xiên;…
+ Phương tiện giao thông;
+ Phương tiện liên lạc;
+ Chó nghiệp vụ (khi thấy cần thiết);
+ Các loại phương tiện hỗ trợ khác.
– Khi đến hiện trường, trước khi khám nghiệm, lực lượng khám nghiệm hiện trường cần thực hiện một số công việc sau:
+ Nghe lực lượng bảo vệ hiện trường báo cáo và kiểm tra lại toàn bộ công tác bảo vệ hiện trường, bổ sung các biện pháp cần thiết;
+ Gặp gỡ trao đổi với cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương về sự việc xảy ra và các tình hình khác có hên quan;
+ Lựa chọn người đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan, xí nghiệp tham gia khám nghiệm và người chứng kiến cuộc khám nghiệm, giải thích về quyền và nghĩa vụ cho họ;
+ Họp lực lượng khám nghiệm và phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia.
Bước 2: Tiến hành khám nghiệm
Công tác khám nghiệm hiện trường chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi được thực hiện theo một trình tự họp lý. Cụ thể công tác này phải được tiến hành qua hai bước sau: Quan sát hiện trường và khám nghiệm tỉ mỉ.
– Quan sát hiện trường (khám nghiệm sơ bộ).
Mục đích của việc quan sát hiện trường là nhằm nhận thức trực quan quang cảnh và trạng thái chung của hiện trường cũng như các dấu vết, vật chứng có ở hiện trường.
Đối tượng quan sát bao gồm toàn bộ cấu trúc, thực trạng của hiện trường, các đồ vật, dấu vết tử thi…và các biểu hiện khác có trên hiện trường. Khi quan sát hiện trường, càn chọn vị trí tiện lợi và tiến hành quan sát theo nguyên tắc: quan sát từ xa đến gần, từ chung đến riêng, từ tổng thể đến bộ phận. Việc đi lại trong hiện trường khi quan sát cần hết sức hạn chế. Nên chọn lối đi vào hiện trường là những nơi không có dấu vết, vật chứng. Đối với những dấu vết do quá trình đi lại khi quan sát hiện trường để lại phải đánh dấu để tránh nhầm lẫn khi thu lượm. Những dấu vết, vật chứng được phát hiện phải cắm biển số đánh dấu theo trình tự phát hiện.
Qua quá trình quan sát hiện trường, điều tra viên cần xác định được những vấn đề cơ bản sau:
+ Phạm vi của hiện trường, vùng trung tâm và các vùng kế cận;
+ Nơi có dấu vết, vật chứng, nơi tập trung nhiều dấu vết vật chứng;
+ Quá trình diễn biến của sự việc, lối vào, lối thoát ra của thủ phạm trên hiện trường;
+ Phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội;
+ Nơi cần tập trung khám nghiệm và phương pháp khám nghiệm cụ thể;
+ Khả năng sử dụng chó nghiệp vụ.
Đồng thời với việc quan sát hiện trường, cần chụp ảnh toàn cảnh, ảnh định hướng và phác họa sơ đồ hiện trường để ghi nhận lại vị trí và trạng thái ban đầu của hiện trường trước khi khám nghiệm. Những tình tiết phát hiện được trong quá trình quan sát điều tra viên cần ghi nhận lại trong sổ tay khám nghiệm, phục vụ cho việc viết biên bản khám nghiệm hiện trường khi kết thúc khám nghiệm.
– Khám nghiệm tỉ mỉ.
Khi khám nghiệm tỉ mỉ, phải sử dụng các phương pháp và phương tiện phù hợp để phát hiện, thu lượm, ghi nhận, bảo quản và sơ bộ nghiên cứu đánh giá dấu vết vật chứng; thu lượm và bảo quản các loại mẫu so sánh cần thiết… Những công việc cụ thể của giai đoạn này được quy định ở khoản 3 Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
“Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 Bộ luật này.
Trong trường hợp không thế xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra”.
Bước 3: Kết thúc khám nghiệm
Sau khi khám nghiệm xong, lực lượng khám nghiệm hiện trường phải giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:
+ Họp rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả khám nghiệm;
+ Quyết định bãi bỏ hay tiếp tục bảo vệ hiện trường;
+ Thông qua và ký nhận vào biên bản khám nghiệm hiện trường;
+ Đóng gói, niêm phong và bảo quản dấu vết, vật chứng đã thu lượm.