Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân.... Vậy, để xác định người khuyết tật cần có Biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật là gì?
Mẫu biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép việc khám giám định xác định mức độ khuyết tật. Mẫu biên bản nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung sự việc
Mẫu biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật được lập ra để ghi chép lại nội dung sự việc khám giám định xác định mức độ khuyết tật.
2. Mẫu biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật mới nhất:
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH
Y KHOA……¹……
——-
Số:…/GĐYK-KT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
——————
….²….., ngày …. tháng …. năm …
BIÊN BẢN KHÁM GIÁM ĐỊNH XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
Hội đồng Giám định y khoa …
Họp ngày …. tháng …. năm …….. để khám giám định, xác định dạng tật và mức độ khuyết tật đối với:
Ông (bà): … Năm sinh: …
Nguyên quán: …
Trú quán: …
Theo
của ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn: …
huyện/quận: … tỉnh/thành phố: …
Tình trạng bệnh, tật và sức khỏe theo
Kết quả khám hiện tại
Kết luận
Căn cứ Bảng quy định về tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư Liên Bộ số 12/TT-LB3 ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Liên Bộ Y tế – Lao động – Thương binh và Xã hội, tập thể Hội đồng Giám định y khoa quyết định:
Ông(bà): …
– Dạng khuyết tật: …
– Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật/khuyết tật là: …%
– Mức độ khuyết tật: …
Phó Chủ tịch/Ủy viên
chính sách
Ủy viên thường trực
Chủ tịch Hội đồng
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật mới nhất:
– Tên Hội đồng Giám định y khoa
– Địa danh lập biên bản;
– Ghi rõ thời gian lập biên để khám giám định, xác định dạng tật và mức độ khuyết tật.
– Khi Thông tư Liên Bộ số 12/TT-LB được thay thế bởi một Thông tư khác thì căn cứ vào những quy định của Thông tư đó để xác định dạng tật và tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật/ khuyết tật.
– Chữ ký (ghi rõ họ tên) hoặc điểm chỉ của những người cùng làm việc. Trong trường hợp có người không ký thì trong biên bản phải ghi rõ và đề nghị người làm chứng ký vào biên bản.
4. Một số quy định về giám định xác định mức độ khuyết tật:
Theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định một số điều về giám định mức độ khuyết tật như sau:
Điều 4. Hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật
1. Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
3. Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày
4. Trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 và điểm b, Khoản 2 Điều 8 thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật được quy định theo Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH như sau :
1. Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
– Giấy khai sinh đối với trẻ em.
– Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:
– Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Triệu tập các thành viên, gửi
– Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày
– Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
4. Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.”
Thủ tục và trình tự cấp Giấy xác nhận khuyết tật được quy định theo Điều 6 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH như sau :
1. Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết,
2. Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.”
Trách nhiệm của các cơ quan được quy định theo ĐIều 11 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH như sau :
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về xác định mức độ khuyết tật. Tổ chức xác định, xác định lại mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật trên địa bàn theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm đối tượng sống tại cơ sở trợ giúp xã hội đóng trên địa bàn;
– Định kỳ trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm tổng hợp, báo cáo công tác xác định mức độ khuyết tật gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
– Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công tác xác định mức độ khuyết tật trên địa bàn;
– Định kỳ trước ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hàng năm tổng hợp, báo cáo công tác xác định mức độ khuyết tật trên địa bàn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 08 ban hành hành kèm theo Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
– Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công tác xác định mức độ khuyết tật trên địa bàn;
– Định kỳ trước ngày 15 tháng 01 và 15 tháng 7 hàng năm tổng hợp, báo cáo công tác xác định mức độ khuyết tật gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 08 ban hành hành kèm theo Thông tư này.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, hướng dẫn và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xác định mức độ khuyết tật.
Trên đây