Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực không ngừng để giảm thiểu những thiệt hại và nỗi đau của chất độc hóa học mang lại cho nạn nhân của nó. Vậy, làm thế nào để xác định được đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học?
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học:
- 4 4. Chế độ, chính sách đối với nạn nhân nhiễm chất độc hóa học:
- 5 5. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học:
1. Biên bản khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học là gì?
Trong những năm qua, công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt tập trung hỗ trợ những nạn nhân và gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho nạn nhân từng bước ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Mẫu biên bản khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học là biểu mẫu quan trọng để nạn nhân và người thân của họ giám định kết quả những loại bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
Trong những năm qua, với sự nỗ lực của cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa phương cùng sự hợp tác của một số nước, tổ chức quốc tế, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất độc hóa học đến sức khỏe con người, thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, phòng, chống sự lan tỏa và tổ chức xử lý mang lại những kết quả quan trọng. Mẫu biên bản ghi chép khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học. Mẫu nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung khám giám định, kết quả, kết luận khám định,…
2. Mẫu biên bản khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học:
UBND TỈNH ……HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA
——-
Số: ………/GĐYK-CĐHH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày… tháng… năm ….
BIÊN BẢN KHÁM GIÁM ĐỊNH
Bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
Hội đồng Giám định y khoa tỉnh ……
Đã họp ngày……. tháng……. năm …. để khám giám định, xác định bệnh, tật, dị dạng, dị tật đối với Ông/Bà:…… Ngày, tháng, năm sinh:……/ ……../ ……..
Giấy CMND/Giấy khai sinh số:…Ngày……/ ……../ …. Nơi cấp:……
Chỗ ở hiện tại:…………..
Theo
Khám giám định:…………
KẾT QUẢ KHÁM HIỆN TẠI………
KẾT LUẬN
Căn cứ Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số ../……/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày…./…./….. của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, bệnh nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số …/…../TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày …./…../….. của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội đồng Giám định y khoa quyết định:
Ông (bà):…………..
Được xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do:……là:…..% (… phần trăm).
Đề nghị:………………………
ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH.
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ UBND tỉnh nơi khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản về việc tiếp công dân.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian lập biên bản và địa điểm lập biên bản..
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học.
+ Thông tin cơ bản của người khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học.
+ Nội dung vấn đề tiếp dân. (nêu rõ ý kiến của người dân)
+ Kết quả khám hiện taị và kết luận của chuyên gia.
+ Đề nghị của Hội đồng khám giám định phơi nhiễm với chất độc hóa học.- Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện hội đồng giám định.
4. Chế độ, chính sách đối với nạn nhân nhiễm chất độc hóa học:
– Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm:
+ Các chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; trợ cấp người phục vụ; trợ cấp hàng tháng đối với con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…
+ Các chính sách ưu đãi và các chính sách hỗ trợ khác như: chế độ bảo hiểm y tế (được cấp Thẻ bảo hiểm y tế nếu không tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc); miễn giảm học phí cho bản thân và con đẻ đối tượng; chính sách về bảo trợ xã hội; chế độ điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động…
– Đối với người dân, các đối tượng khác bị nhiễm chất độc hóa học.
Các đối tượng này bao gồm: người dân Việt Nam đã, đang công tác, làm việc hoặc trực tiếp tham gia khắc phục hậu quả môi trường tại vùng bị nhiễm chất độc hóa học từ sau 30/4/1975 đến nay bị phơi nhiễm; những người phục vụ chính quyền cũ…bị phơi nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và con, cháu họ bị bệnh, dị dạng, dị tật bởi di chứng da cam.
Các đối tượng này được hưởng chế độ, chính sách theo các nhóm xã hội đặc thù về bảo trợ xã hội, người khuyết tật, người nghèo. Cụ thể, được trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng, trong các cơ sở bảo trợ xã hội; hỗ trợ học văn hóa, học nghề và tìm kiếm việc làm…
5. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học:
Trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
– Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến công tác giải quyết chính sách người có công với cách mạng và người khuyết tật trong tình hình mới. Trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện phải nghiêm túc, chặt chẽ; tăng cường kiểm tra, giám sát, tập trung có trọng điểm vào công tác vận động nguồn lực để hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Đồng thời, chú trọng củng cố, xây dựng tổ chức hội các cấp vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; không để xảy ra tiêu cực trong thực hiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam.
– Thứ hai, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam; bảo đảm chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đúng đối tượng được thụ hưởng. Quan tâm rà soát, thẩm định hồ sơ, kịp thời ra quyết định đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã có đủ điều kiện nhưng chưa được hưởng chế độ theo quy định. Mặt khác, đối với những người chưa trung thực, cố tình lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi thì kiên quyết làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
– Thứ ba, đặc biệt quan tâm xây dựng, kiện toàn ban chấp hành hội các cấp đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng, gắn với tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; gắn công tác xây dựng hội với thực hiện giảm biên chế, tổ chức, nhưng bảo đảm cho hội đủ năng lực hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Coi trọng chỉ đạo về nhân sự, củng cố tổ chức và hoạt động của hội trực thuộc; tích cực kiểm tra, đôn đốc hoạt động của hội theo đúng tôn chỉ, mục đích và điều lệ. Đồng thời, cần quan tâm tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cho hội và chính sách, chế độ đối với cán bộ làm công tác hội.
– Thứ tư, tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh. Qua đó, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội và toàn dân. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam” nhằm khơi dậy tinh thần “tương thân, tương ái”, đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam. Thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương trong tuyên truyền về kết quả thực hiện Chỉ thị, nhất là công tác chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nạn nhân chất độc da cam. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, như tổ chức gặp mặt, biểu dương các nạn nhân và gia đình nạn nhân tiêu biểu vượt khó, vươn lên; tổ chức vinh danh các nhà hảo tâm, các tổ chức có nhiều đóng góp, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam; phát động nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”…
– Thứ năm, tiếp tục đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam bằng các phương thức, biện pháp phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và thông lệ quốc tế. Cần khẳng định quan điểm và quyết tâm của chúng ta là, kiên trì mục tiêu đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài. Mỹ phải có trách nhiệm hơn trong việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học đối với môi trường và sức khỏe con người ở Việt Nam. Củng cố, mở rộng nhiều phương thức phù hợp, kết hợp cả đấu tranh pháp lý và đấu tranh bằng đạo lý để đạt hiệu quả cao. Tiếp tục thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến thảm họa chất độc hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam, làm cơ sở để tuyên truyền và đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam. Phối hợp đồng bộ các phương thức, các lực lượng cả trong nước và quốc tế, bằng cả ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân với biện pháp, bước đi phù hợp.
– Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, nay bị bệnh, tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học nếu bị dị dạng, dị tật bẩm sinh thì được xem xét giải quyết chế độ theo quy định. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phải qua Hội đồng giám định y khoa kết luận về dị dạng, dị tật bẩm sinh, tỷ lệ tổn thương cơ thể do ảnh hưởng chất độc hóa học.