Dự án sản xuất thử nghiệm là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ mới nhất:
- 4 4. Một số quy định về thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ:
1. Mẫu biên bản họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ là gì?
Mẫu biên bản họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ. Mẫu biên bản nêu rõ nội dung họp tổ thẩm định… Mẫu được ban hành theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT.
Mẫu biên bản họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ được lập ra để ghi chép toàn bộ về sự việc trong buổi họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ
2. Mẫu biên bản họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ mới nhất:
Mẫu biên bản họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ được ban hành theo Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BIÊN BẢN HỌP TỔ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ
A. Thông tin chung: …
1. Tên dự án: …
2. Tổ chức chủ trì: …
Chủ nhiệm dự án: …
3. Quyết định thành lập Tổ thẩm định: …
4. Địa điểm và thời gian họp Tổ thẩm định: …
5. Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên: …/…
Vắng mặt: … người (ghi rõ họ tên thành viên vắng mặt)
6. Đại biểu tham dự: …
B. Kết luận của Tổ thẩm định
1. Về nội dung chuyên môn: …
1.1. Mục tiêu của dự án (ghi cụ thể)
1.2. Các nội dung nghiên cứu mới, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chính (ghi tên của từng nội dung, tiến độ và thời gian thực hiện)
1.3. Các hoạt động khác phục vụ nội dung nghiên cứu
a)Hội thảo khoa học (số lượng và quy mô, địa điểm tổ chức)
b) Thiết bị, máy móc (thiết bị, máy móc cần mua: tên, số lượng)
c) Hoạt động khác
1.4. Dạng sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm (ghi cụ thể các sản phẩm chính)
1.5. Tiến độ và thời gian thực hiện: … tháng
2. Về kinh phí thực hiện:
2.1. Tổng kinh phí thực hiện dự án: … triệu đồng,
Trong đó:
+ Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ (nếu có): … triệu đồng;
+ Kinh phí từ các nguồn khác: … triệu đồng (ghi cụ thể các nguồn)
2.2. Kiến nghị các nội dung dự toán cần chỉnh sửa:
2.3. Dự kiến nội dung chi từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ (nếu có):
Đơn vị: triệu đồng
Số TT | Nội dung các khoản chi | Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ | Ghi chú | |
Kinh phí | Tỷ lệ (so với tổng số) | |||
1. | Thiết bị, máy móc | |||
2. | Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo | |||
3. | Kinh phí hỗ trợ công nghệ | |||
4. | Chi phí lao động | |||
5. | Nguyên vật liệu năng lượng | |||
6. | Thuê thiết bị, nhà xưởng | |||
7. | Chi khác | |||
Tổng cộng |
3. Các kết luận khác (nếu có):
Thư ký
(chữ ký, họ tên)
Tổ trưởng
(chữ ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp tổ thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ mới nhất:
– Phần mở đầu:
+ Tên cơ quan chủ quản: Bộ giáo dục và đào tạo;
+ Quốc hiệu tiêu ngữ;
+ Tên đơn;
– Phần thông tin chung:
+ Tên dự án, mã số: …
+ Chủ nhiệm dự án:
+ Tổ chức chủ trì dự án:
+ Quyết định thành lập Hội đồng số:
+ Địa điểm họp:
+ Thời gian họp: … ngày … tháng … năm …
+ Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: … /…
Vắng mặt: … người (ghi rõ họ tên thành viên vắng mặt)
+ Khách mời tham dự họp Hội đồng:
– Phần kết luận tổ thẩm định:
+ Về nội dung chuyên môn: …
+ Mục tiêu của dự án (ghi cụ thể)
+ Các nội dung nghiên cứu mới, nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chính (ghi tên của từng nội dung, tiến độ và thời gian thực hiện)
+ Các hoạt động khác phục vụ nội dung nghiên cứu
Về kinh phí thực hiện:
– Kết luận khác (nếu có)
4. Một số quy định về thẩm định dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ:
Thẩm định nội dung và kinh phí dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 18 Quy định quản lý dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ được ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BGDDT, cụ thể:
1. Căn cứ kết quả họp Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Tổ thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện dự án (sau đây gọi là Tổ thẩm định).
2. Tổ thẩm định có 05 hoặc 07 thành viên, trong đó có 01 tổ trưởng và có ít nhất 02 thành viên đã tham gia Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp. Thành viên Tổ thẩm định là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; kế hoạch – tài chính; tổ chức, cá nhân cấp kinh phí thực hiện dự án hoặc dự kiến thụ hưởng kết quả của dự án.
3. Tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo thời hạn và địa chỉ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ và/hoặc bằng văn bản gửi tới các đơn vị.
4. Hồ sơ thẩm định dự án gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 01 bộ hồ sơ gốc được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện và 01 bản điện tử của hồ sơ (dạng PDF). Hồ sơ thẩm định dự án gồm các tài liệu sau:
a) Hồ sơ dự án được nêu tại Khoản 1 Điều 14 Quy định này đã được bổ sung, chỉnh sửa theo kết luận, kiến nghị của Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp kèm theo biên bản họp Hội đồng;
b) Văn bản giải trình có xác nhận của tổ chức đăng ký chủ trì và chủ tịch Hội đồng (hoặc 01 uỷ viên phản biện của Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp);
c) Báo giá nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị đã sử dụng (trong thời gian 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ thẩm định) để xây dựng dự toán kinh phí của dự án.
5. Kết quả thẩm định dự án, kết luận và kiến nghị về những điểm cần bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hồ sơ dự án được ghi vào biên bản họp Tổ thẩm định dự án (Mẫu I-8 Phụ lục).
6. Đối với dự án sử dụng nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thủ trưởng tổ chức chủ trì dự án hoặc tổ chức cấp kinh phí thành lập và tổ chức họp Tổ thẩm định.
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ theo Thông tư 02/2018/TT-BGDDT bao gồm những văn bản sau:
Điều 30. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
1. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ bao gồm:
a)
b) Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở nêu tại Khoản 1 Điều 26 của Quy định này đã được bổ sung hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở;
c) Quyết định thành lập Hội đồng và biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở;
d) Bản giải trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở có xác nhận của thủ trưởng tổ chức chủ trì và chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở (Mẫu III-3 Phụ lục).
2. Thời hạn nộp hồ sơ và tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
a) Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi có kết luận của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, tổ chức chủ trì dự án có trách nhiệm nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định hoặc yêu cầu chủ nhiệm, tổ chức chủ trì dự án bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (trường hợp cần thiết). Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu có) tối đa là 10 ngày;
c) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đánh giá hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc tổ chức đánh giá cấp bộ.
Theo Thông tư 02/2018/TT-BGDDT thì Hội đồng nghiệm thu cấp bộ gồm:
Điều 31. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ
1. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ có nhiệm vụ tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá kết quả dự án theo quy định. Trường hợp cần thiết, chủ tịch Hội đồng sẽ kiến nghị thành lập Tổ chuyên gia để kiểm tra, thẩm định độ tin cậy, nhận định tính xác thực các sản phẩm của dự án theo yêu cầu của Hội đồng.
2. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ và Tổ chuyên gia (nếu có) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.
a) Thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở có thể tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp bộ nhưng không quá 02 thành viên, trong đó chủ tịch, ủy viên phản biện của Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở không được làm chủ tịch hoặc ủy viên phản biện của Hội đồng nghiệm thu cấp bộ;
b) Chủ nhiệm và các cá nhân tham gia thực hiện dự án không tham gia Hội đồng.
3. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ có 07 hoặc 09 thành viên bao gồm: chủ tịch, thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên khác, trong đó:
a) Có 2/3 số thành viên là các chuyên gia khoa học và công nghệ có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của dự án;
b) Thành viên còn lại là các chuyên gia về kinh tế, quản lý đại diện cho các tổ chức sản xuất – kinh doanh có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu của dự án, cơ quan quản lý và các tổ chức khác có liên quan đến lĩnh vực của dự án;
c) Tối thiểu phải có 2/3 số thành viên Hội đồng là cán bộ ngoài cơ quan chủ trì dự án;
d) Các chuyên gia, đặc biệt là các ủy viên phản biện của Hội đồng xác định hoặc Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp dự án được ưu tiên mời tham gia Hội đồng.
Hội đồng nghiệm thu cấp bộ được tổ chức họp như thế nào?
Việc tổ chức họp hội đồng được quy định tại điều Điều 32.Tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ Thông tư 02/2018/TT-BGDDT như sau:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tổ chức chủ trì dự án hoặc tổ chức cấp kinh phí tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
2. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ phải được tổ chức họp trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày ký quyết định thành lập Hội đồng.
3. Hội đồng chỉ họp khi có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó có chủ tịch, thư ký và 02 ủy viên phản biện.
4. Chủ nhiệm dự án tham dự và giải trình các vấn đề liên quan đến kết quả thực hiện dự án tại phiên họp của Hội đồng.
5. Hội đồng tiến hành họp kín (không có sự tham gia của chủ nhiệm và thành viên thực hiện dự án): thảo luận, nhận xét, đánh giá và cho điểm độc lập về kết quả thực hiện dự án (Mẫu III-5 và III-6 Phụ lục).
6. Kết quả đánh giá dự án, kết luận và kiến nghị được ghi vào biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ (Mẫu III-7 Phụ lục).
Trên đây là tư vấn về thẩm định nội dung và kinh phí dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 02/2018/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.