Nhằm tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp cho nền Khoa học và Công nghệ trong quá trình xây dựng đất nước nhà nước ta đã xét tặng giải thưởng cho các công trình khoa học và công nghệ. Mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng gồm những nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng là gì?
Công trình khoa học và công nghệ là sản phẩm của lao động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, bao gồm:
+ Công trình nghiên cứu khoa học là kết quả của hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn;
+ Công trình nghiên cứu phát triển công nghệ là công trình tạo ra công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới, vật liệu mới, giống mới, sản phẩm mới;
+ Công trình ứng dụng công nghệ là công trình ứng dụng thành công công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới.
Mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng xét tặng giải thưởng. Mẫu nêu rõ nội dung cuộc họp, thời gian địa điểm lập biên bản…
Mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng được lập ra để ghi lại tất cả các nội dung có trong buổi họp hội đồng xét tặng giải thưởng. Và cũng là cơ sở để cơ các cơ quan ban ngành khác dựa vào đó để làm việc.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng mới nhất:
Mẫu được ban hành theo Nghị Định 60/2019/NĐ-CP của Chính phủ:
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CẤP …
THUỘC LĨNH VỰC:
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm 20…
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Giải thưởng Hồ Chí Minh: □
Giải thưởng Nhà nước: □
I.NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
1.Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng: …
-Tác giả/đại diện tác giả công trình: …
2.Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp … số …. ngày … tháng … năm ……..
3.Ngày họp Hội đồng …
Địa điểm: …
4.Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên dự họp …/…
Vắng mặt: … người, gồm các thành viên: …
5. Khách mời tham dự họp Hội đồng
STT / HỌ VÀ TÊN / Đơn vị công tác
1.
2.
II.NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
1.Thống nhất phương thức làm việc
Hội đồng đã phân công các thành viên và đề nghị cơ quan … (nếu có) mời các chuyên gia phản biện nhận xét đánh giá Hồ sơ đề nghị xét thưởng. Danh sách các chuyên gia phản biện từng công trình như sau:
TT | Họ và tên, học hàm, học vị của chuyên gia phản biện | Ghi chú (Chuyên gia phản biện là thành viên hoặc không là thành viên Hội đồng) |
1 | ||
… |
2. Đánh giá xét thưởng
2.1. Hội đồng đã nghe các thành viên phản biện đọc văn bản nhận xét, phân tích hồ sơ công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng theo từng tiêu chuẩn xét thưởng (và Hội đồng đọc các văn bản nhận xét, đánh giá của các thành viên vắng mặt để tham khảo -nếu có).
Hội đồng nêu câu hỏi đối với các thành viên phản biện về từng nội dung nhận xét công trình so với tiêu chuẩn quy định.
2.2. Hội đồng trao đổi, thảo luận kỹ hồ sơ công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng, rà soát, đối chiếu với từng tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng trước khi bỏ phiếu.
2.3. Bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:
a) Trưởng Ban: …
b) Hai ủy viên: …
2.4. Thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng trên cơ sở cân nhắc, đối chiếu với từng tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng.
Kết quả kiểm phiếu đánh giá xét thưởng công trình được trình bày trong
2.5. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng
a) Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng: …
– Đề nghị tặng Giải thưởng: …
– Không đề nghị tặng Giải thưởng: …
b) Số phiếu đề nghị tặng Giải thưởng trên tổng số thành viên Hội đồng: …
c) Đánh giá, nhận xét công trình đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh/ Giải thưởng Nhà nước (hoặc phân tích lý do không đề nghị tặng Giải thưởng): …
d) Kết luận của Hội đồng:
– Trường hợp đề nghị tặng Giải thưởng:
Căn cứ vào kết quả đánh giá và kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp … xem xét và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đề nghị tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh/Giải thưởng Nhà nước cho công trình:
– Trường hợp không đề nghị tặng Giải thưởng:
Căn cứ kết quả đánh giá và kiểm phiếu, Hội đồng không đề nghị tặng Giải thưởng cho công trình: …
Lý do: …
Biên bản này đã được đọc lại cho các thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng dự họp cùng nghe và thống nhất thông qua nội dung Biên bản.
THƯ KÝ KHOA HỌC CỦA HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
NHỮNG Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG CẤP ……
(Ghi chép của Thư ký khoa học của Hội đồng)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng xét tặng giải thưởng mới nhất:
– Ghi rõ muốn xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh hay Giải thưởng nhà nước;
– Ghị rõ Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng
– Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp … số …. ngày … tháng … năm.
– Ngày họp Hội đồng …
– Địa điểm: …
– Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên dự họp
Vắng mặt: … người, gồm các thành viên:
4. Một số quy định về họp hội đồng xét tặng giải thưởng:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 78/2014/NĐ-CP về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ như sau:
-Hội đồng đánh giá công bằng, dân chủ, khách quan, biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu và quyết định theo tỷ lệ quy định cho từng cấp xét thưởng;
-Hội đồng xét tặng giải thưởng chỉ xem xét những hồ sơ đáp ứng đầy đủ các văn bản, tài liệu theo quy định;
-Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước chỉ xem xét những công trình được Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước đề nghị; Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước chỉ xem xét những công trình được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương đề nghị; Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương chỉ xem xét những công trình được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở đề nghị;
-Thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng các cấp có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét và đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng công trình bằng văn bản;
-Cuộc họp Hội đồng phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (được Chủ tịch ủy quyền bằng văn bản) chủ trì và có 02 ủy viên phản biện. Thành viên Hội đồng vắng mặt phải có nhận xét, đánh giá bằng văn bản;
-Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của người chủ trì, thư ký khoa học do Hội đồng bầu chọn và lưu hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng;
-Việc xét tặng giải thưởng cho các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước được áp dụng quy trình, thủ tục chung nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
-Các phiên họp của Hội đồng xét tặng Giải thưởng các cấp được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 31/2014/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng xét tặng Giải thưởng các cấp hoạt động theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 78/2014/NĐ-CP. Số lượng các phiên họp Hội đồng phụ thuộc vào số lượng, quy mô công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng. Các phiên họp của Hội đồng như sau:
Phiên họp thứ nhất của Hội đồng được tổ chức trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng. Nội dung bao gồm:
-Công bố quyết định thành lập Hội đồng;
-Phổ biến các quy định liên quan đến hoạt động của Hội đồng;
-Nhận hồ sơ công trình và tài liệu liên quan;
-Thống nhất phương thức làm việc và kế hoạch hoạt động của Hội đồng;
-Phân công nhiệm vụ đối với các thành viên Hội đồng;
-Phân công 02 thành viên Hội đồng làm phản biện đối với mỗi công trình.
Các phiên họp đánh giá xét thưởng
-Các phiên họp Hội đồng chỉ tổ chức khi đã có ý kiến đánh giá, nhận xét bằng văn bản của các thành viên Hội đồng gửi đến Hội đồng trước khi họp ít nhất một (01) ngày làm việc;
-Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp;
-Bầu Thư ký khoa học và Ban kiểm phiếu đánh giá công trình;
-Thành viên phản biện nêu ý kiến, nhận xét về công trình;
-Các thành viên Hội đồng thảo luận, xem xét đánh giá công trình;
-Thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá công trình;
-Kiểm phiếu đánh giá công trình và thông qua
-Hội đồng thảo luận để thống nhất từng nội dung kết luận và thông qua biên bản họp Hội đồng xét tặng Giải thưởng;
-Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan tổ chức xét tặng Giải thưởng xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian Hội đồng làm việc (nếu có);
-Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 78/2014/NĐ-CP.
Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, rà soát hồ sơ xét tặng giải thưởng của Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị; xem xét, đánh giá và bỏ phiếu lựa chọn công trình đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định; và đề nghị tác giả công trình hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ (bản giấy) để lưu tại cơ quan tổ chức xét tặng giải thưởng cấp nhà nước và hoàn thiện hồ sơ xét tặng giải thưởng theo góp ý của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước
Thẩm quyền xét giải thưởng khoa học công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xét tặng và quyết định tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương.