Quá trình xét duyệt được ghi nhận qua biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu. Vậy mẫu biên bản này có nội dung và hình thức ra sao, những lưu ý về mẫu đơn này như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu là gì, mục đích của mẫu biên bản?
Mẫu biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu là văn bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu, nội dung biên bản nêu rõ thành phần tham gia, nội dung xét chọn, kết quả xét chọn.
Mục đích của biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp khoa học và công nghệ: nhằm mục đích xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu, mẫu biên bản ghi nhận quá trình làm việc của các bên, nội dung của cuộc họp.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày … tháng … năm…
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG XÉT CHỌN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TIÊU BIỂU
Ngày …/…/…, tại …………, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng xét chọn “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu” để rà soát các hồ sơ trước khi trình UBND tỉnh.
I. Thành phần tham dự (1)
1) …
2) …
…
II. Diễn biến cuộc họp (22)
- Kết quả rà soát và thẩm định hồ sơ
1.1. Về hồ sơ đề nghị xét vinh danh
…………….
1.2. Kết quả thẩm định hồ sơ về điều kiện:
Về điều kiện:
……………
Về tiêu chí:
………….
2.Ý kiến các thành viên
………….
III. Kết luận (3)
…………
Danh sách doanh nghiệp đạt:
- ……
- ………
.v.v.
Biên bản này đã được đọc lại cho các thành viên Hội đồng xét chọn “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu” dự họp cùng nghe và thống nhất thông qua nội dung Biên bản.
THƯ KÝ CỦA HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Ghi rõ tên, thành phần tham dự của biên bản;
(2) Diễn biến cuộc họp: Kết quả rà soát và thẩm định hồ sơ (Về hồ sơ đề nghị xét vinh danh, Kết quả thẩm định hồ sơ về điều kiện), Ý kiến các thành viên;
(3) Kết luận về cuộc họp và ghi tên danh sách doanh nghiệp đạt.
4. Những quy định liên quan đến xét chọn doanh nghiệp KH & CN tiêu biểu:
4.1. Điều kiện xét chọn:
Được quy định tại Điều 7 Quyết định 3263/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chế tổ chức xét chọn, vinh danh “doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu” Các doanh nghiệp tham gia xét chọn phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
– Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về: doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, đấu thầu, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
– Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển, có doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập người lao động năm sau cao hơn năm trước.
– Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ.
4.2. Tiêu chí xét chọn, đánh giá:
Được quy định tại Điều 8 Quyết định 3263/QĐ-BKHCN
Doanh nghiệp được xét chọn trên 07 tiêu chí với điểm tối đa là 1000 điểm, bao gồm:
– Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp (tối đa 250 điểm).
– Chi đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa (tối đa 250 điểm).
– Công tác quản lý, điều hành và phát triển nguồn nhân lực (tối đa 200 điểm).
– Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hoặc phòng nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (tối đa 100 điểm).
– Doanh nghiệp có phối hợp với các tổ chức, nhà khoa học thuộc các Viện nghiên cứu, trường Đại học nghiên cứu đổi mới sáng tạo công nghệ và sản phẩm (tối đa 50 điểm).
– Đạt các giải thưởng do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xét tặng (tối đa 100 điểm).
– Dự kiến mô hình kinh doanh phát triển sản phẩm mới hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (tối đa 50 điểm).
4.3. Quy trình xét chọn, vinh danh:
Được quy định tại Điều 9 Quyết định 3263/QĐ-BKHCN
– Bộ Khoa học và Công nghệ
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo tổ chức xét chọn, vinh danh “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu” đến các doanh nghiệp trên địa bàn.
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký xét chọn, vinh danh về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (qua Sở Khoa học và Công nghệ) nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm rà soát hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 và gửi Hội đồng xét chọn của UBND cấp tỉnh.
– Hội đồng xét chọn của UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá, xét chọn hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp theo các quy định tại Điều 7, Điều 8.
Căn cứ kết quả xét chọn của Hội đồng, Sở Khoa học và Công nghệ hoàn thiện hồ sơ trình Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ và thành lập Hội đồng xét chọn của Bộ.
Hội đồng xét chọn của Bộ có trách nhiệm đánh giá, xét chọn hồ sơ của từng doanh nghiệp để lựa chọn “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu”. Trong quá trình xem xét hồ sơ vinh danh của từng doanh nghiệp, nếu thấy cần thiết Hội đồng có thể tổ chức kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp.
Căn cứ kết quả xét chọn của Hội đồng, Cơ quan thường trực hoàn thiện hồ sơ trình Trưởng ban Tổ chức xem xét, quyết định các doanh nghiệp được vinh danh.
– Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ vinh danh “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu”.
4.4. Thủ tục nộp hồ sơ:
Được quy định tại Điều 10 Quyết định 3263/QĐ-BKHCN
1. Hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp
Doanh nghiệp gửi hai (02) bộ hồ sơ đóng theo khổ giấy A4, dán gáy (không đóng gáy xoắn) gồm:
– Bản
– Bản tóm tắt thông tin hồ sơ (Mẫu số 2);
– Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền, thuộc một trong các văn bản sau:
– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính;
– Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;
– Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ;
– Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;
– Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
– Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
d) Các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp:
– Giấy đăng ký kinh doanh;
– Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
đ)
e) Giấy xác nhận của cơ quan quản lý thuế và các giấy tờ khác chứng minh doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế trong 02 năm trước năm tham gia xét chọn đối với các doanh nghiệp không được hưởng chính sách miễn, giảm thuế;
g) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ hoặc phòng nghiên cứu và phát triển (nếu có);
h)Tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ quy định tại Khoản này (trừ điểm đ) là bản sao có chứng thực.
2. Hồ sơ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo danh sách doanh nghiệp được đề nghị;
b) Bản sao y bản chính các tài liệu: Biên bản họp của Hội đồng xét chọn của UBND cấp tỉnh (Mẫu số 4), phiếu chấm điểm (Mẫu số 3) và bảng điểm (Mẫu số 5);
c) Hồ sơ của doanh nghiệp được đề nghị (01 bộ) quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ trình Ban Tổ chức
a) Văn bản đề nghị của cơ quan Thường trực;
b) Biên bản họp Hội đồng xét chọn của Bộ kèm bảng điểm;
c) Dự thảo Quyết định kèm danh sách “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu”.
4. Thời gian gửi hồ sơ
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (qua Sở Khoa học và Công nghệ) chậm nhất ngày 30/8 của năm tổ chức vinh danh (tính theo dấu bưu điện);
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) về Bộ Khoa học và Công nghệ (qua Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ) chậm nhất ngày 30/9 của năm tổ chức vinh danh (tính theo dấu bưu điện).”