Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Việc họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh mới nhất nhằm mục đích tạo điều kiện khám chữa bệnh cho các trường hợp áp dụng biện pháp này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh mới nhất là gì?
- 2 2. Biên bản họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh:
- 3 3. Hướng dẫn lập biên bản họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh:
- 4 4. Hồ sơ và thủ tục đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc:
- 5 5. Một số quy định pháp luật khác:
1. Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh mới nhất là gì?
Mẫu biên bản về việc họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh là mẫu biên bản được xác lập trong cuộc họp của hội đồng tư vấn về việc xét duyệt hồ sơ của cá nhân đề nghị được đưa vào cơ sở chữa bệnh, qua đó xem xét tính nghiêm trọng, cần thiết của các yêu cầu.
Mẫu biên bản về việc họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ., trong biên bản nêu rõ nội dung biên bản, thời gian địa điểm lập biên bản.
2. Biên bản họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh:
Tên mẫu biên bản: Biên bản về việc họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản về việc họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
…,ngày….. tháng ….. năm ……
BIÊN BẢN
Họp Hội đồng Tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh
I. Thời gian, địa điểm
– Thời gian: ….
– Địa điểm: ……
II. Thành phần
– Thường trực Hội đồng: …..
– Thư ký: ……
– Số thành viên chính thức: …..
– Thành viên vắng mặt: …..
Lý do …..
– Thành viên dự họp thay: ….
III. Nội dung
1. Họ và tên đối tượng xét duyệt: …..
Sinh ngày: …….Nghề nghiệp:…..
Dân tộc: …. Nơi cư trú: …
2. Các ý kiến tại cuộc họp: …
3. Kết quả biểu quyết: ….
4. Kết luận của Hội đồng tư vấn: ……
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh:
– Tên mẫu biên bản: Biên bản về việc họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh
– Thời gian lập biên bản
– Địa điểm lập biên bản
-Thành phần
Thường trực Hội đồng
Thư ký
Số thành viên chính thức
Thành viên vắng mặt.
– Nội dung
+ Họ và tên đối tượng xét duyệ
Sinh ngày
Nghề nghiệp
Dân tộc
Nơi cư trú
+ Các ý kiến tại cuộc họp
+ Kết quả biểu quyết
+ Kết luận của Hội đồng tư vấn
– Chủ tịch hội đồng và thư ký xác nhận ký biên bản
4. Hồ sơ và thủ tục đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc:
Hồ sơ và thủ tục đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2011/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập tài liệu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ.
– Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gồm:
+ Bản sơ yếu lý lịch (có dán ảnh 4×6 cm và có căn cứ pháp lý xác định độ tuổi), bệnh án (nếu có) của người nghiện ma túy;
+ Biên bản hoặc tài liệu xác định về hành vi vi phạm pháp luật của người đó; các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, biện pháp cai nghiện, quản lý sau cai nghiện đã áp dụng (nếu có);
+ Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh;
+ Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp mà người đó là thành viên.
– Thủ tục lập hồ sơ đối với người không có nơi cư trú nhất định thực hiện theo quy định tại
– Kinh phí lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp xã.
Quy trình xét duyệt hồ sơ
Quy trình xét duyệt hồ sơ tại cuộc họp được thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Chủ trì cuộc họp tự mình hoặc phân công người khác có trách nhiệm trình bày nội dung từng vụ việc trước Hội đồng tư vấn thành phố;
– Bước 2: Thành viên Hội đồng hoặc cán bộ được cử tham gia có trách nhiệm xem xét và cho ý kiến từng hồ sơ, vụ việc;
– Bước 3: Thảo luận và biểu quyết thông qua từng hồ sơ, vụ việc;
– Bước 4: Thư ký đọc lại biên bản cuộc họp;
– Bước 5: Thành viên Hội đồng hoặc cán bộ được cử tham gia ký tên vào biên bản cuộc họp;
– Bước 6: Thường trực Hội đồng ký Tờ trình gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (kèm biên bản cuộc họp và hồ sơ vụ việc có liên quan).
5. Một số quy định pháp luật khác:
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn thành phố
Hội đồng tư vấn thành phố có chức năng tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan đến việc đưa người nghiện ma tuý, mại dâm vào cơ sở chữa bệnh; các vấn đề về tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, giải quyết tái hoà nhập cộng đồng cho người cai nghiện ma tuý, người sau cai nghiện và người đã chấp hành xong biện pháp quản lý người sau cai nghiện. Hội đồng tư vấn thành phố có nhiệm vụ cụ thể như sau:
– Xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy, người mại dâm vào cơ sở chữa bệnh.
– Xét duyệt cho hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở chữa bệnh theo Điều 98 và 99 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; hủy quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.
– Xét duyệt hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đối với người đã kết thúc thời gian cai nghiện ma túy tập trung tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà không tự nguyện vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện nhưng có khả năng tái nghiện cao; xét duyệt hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện.
– Xét duyệt hồ sơ giải quyết tái hòa nhập cộng đồng đối với người sau cai nghiện, người bán dâm là học viên tại các cơ sở chữa bệnh.
– Các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
– Địa điểm làm việc và con dấu sử dụng
Hội đồng tư vấn thành phố được sử dụng con dấu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong quan hệ công tác. Địa điểm làm việc của Hội đồng tư vấn thành phố đặt tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
Phân công trách nhiệm các thành viên trong hội đồng tư vấn thành phố
Thường trực Hội đồng tư vấn thành phố
– Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Hội đồng tư vấn thành phố, triệu tập cuộc họp, bố trí địa điểm họp, chuẩn bị nội dung cuộc họp, chủ trì cuộc họp, bố trí người ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng tư vấn thành phố; thông báo lịch họp hàng tuần của Hội đồng tư vấn thành phố cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
– Hướng dẫn các Trường, Trung tâm và cơ quan lập hồ sơ về quy trình, thủ tục lập hồ sơ trình Hội đồng tư vấn thành phố xét duyệt.
– Căn cứ vào kết luận của Hội đồng tư vấn thành phố trong biên bản họp, ký Tờ trình, hoàn chỉnh và chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, trong trường hợp hồ sơ phức tạp có nhiều ý kiến khác nhau có thể trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chậm nhất là 05 ( năm) ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng tư vấn thành phố họp. Tờ trình cần ghi rõ kết luận của Hội đồng tư vấn thành phố và ý kiến khác của thành viên dự họp (nếu có).
– Theo dõi khối lượng công việc và tiến độ giải quyết hồ sơ của các Trường, Trung tâm gởi đến Hội đồng tư vấn thành phố.
– Đảm bảo đầy đủ hồ sơ trước khi trình ra cuộc họp Hội đồng tư vấn thành phố xét duyệt.
– Thẩm định hồ sơ, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ, bảng tóm tắt nội dung so với hồ sơ gốc và các thông tin cung cấp cho Hội đồng tư vấn thành phố.
– Trực tiếp xét duyệt hồ sơ, chịu trách nhiệm áp dụng đúng quy định pháp luật, các nguyên tắc, phương pháp và các tiêu chuẩn trong việc xét duyệt giải quyết hồ sơ; có ý kiến về các vấn đề thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Hội đồng tư vấn thành phố.
– Trực tiếp hoặc giao cho bộ phận giúp việc xác minh những hồ sơ, vụ việc theo yêu cầu của Hội đồng tư vấn thành phố.
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng và hàng năm hoặc báo cáo đột xuất cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về hoạt động của Hội đồng tư vấn thành phố.
Thành viên Hội đồng tư vấn thành phố
– Tham gia các cuộc họp của Hội đồng tư vấn thành phố đầy đủ, có trách nhiệm theo quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thành phố và quy định của pháp luật, ký biên bản họp của Hội đồng tư vấn thành phố.
– Trực tiếp kiểm tra hồ sơ, chịu trách nhiệm áp dụng đúng quy định pháp luật, các nguyên tắc, phương pháp và các tiêu chuẩn trong việc xét duyệt giải quyết hồ sơ; có ý kiến về các vấn đề thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Hội đồng tư vấn thành phố.
– Chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp cho Hội đồng tư vấn thành phố.
– Theo dõi, kiểm tra cán bộ được cử tham dự các cuộc họp của Hội đồng tư vấn thành phố trong việc áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực được phân công.
– Được bảo lưu ý kiến khi không đồng ý với ý kiến chung của Hội đồng tư vấn thành phố, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét lại ý kiến chung của Hội đồng tư vấn thành phố.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu biên bản về việc họp hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh và một số quy định về thủ tục xét duyệt hồ sơ đưa vào cơ sở chữa bệnh!