Việc thi đua khen thưởng do Hội đồng quyết định tại cuộc họp xét thi đua khen thưởng và phải lập thành biên bản. Bài viết hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của Viện kiểm sát.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của Viện kiểm sát là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của Viện kiểm sát:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của Viện kiểm sát:
- 4 4. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng:
- 5 5. Các hình thức khen thưởng của Viện kiểm sát:
1. Biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của Viện kiểm sát là gì?
Có các hình thức tổ chức thi đua như sau:
+ Thi đua thường xuyên: Được tổ chức thực hiện hằng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu và chương trình công tác mà đơn vị và Ngành đã đề ra.
+ Thi đua theo đợt: Được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn, từng thời điểm có xác định thời gian.
+ Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hoặc có công lao đóng góp vào sự phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.
+ Khen thưởng theo đợt (theo chuyên đề) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Nhà nước, Ngành hoặc cơ quan, đơn vị phát động.
+ Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân đó phải đảm nhiệm.
Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc trong lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
+ Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong Ngành, có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng, có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Ngành.
+ Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp cho sự phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
Biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của Viện kiểm sát được sử dụng để ghi nhận sự kiện về việc xét thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập thể, làm cơ sở để ra
2. Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của Viện kiểm sát:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…, ngày …tháng… năm …
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THI ĐUA – KHEN THƯỞNG
Về việc xét, đề nghị khen thưởng
—————
Ngày… tháng… năm…, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố, Cục, Vụ, Viện, Trường) đã họp, dưới sự chủ trì của đồng chí …… (ghi rõ họ tên, chức vụ người chủ trì).
Thành phần dự họp gồm: (ghi rõ họ tên, chức vụ từng người):
1…………..
2……………
Nội dung họp (ghi ngắn gọn nhất)
…..
Sau khi nghe Thường trực Hội đồng
Loại hình khen thưởng ……
Tên tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng …….
Cuộc họp kết thúc vào hồi … giờ … cùng ngày.
CHỦ TỤC HỘI ĐỒNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng của Viện kiểm sát:
– Mẫu này áp dụng cho tất cả các cuộc họp đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, cấp Ngành.
– Ghi rõ loại hình đề nghị khen thưởng như: Huân chương các loại; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cờ thi đua của Chính phủ, của Ngành; phong tặng, công nhận các danh hiệu thi đua và sắp xếp theo trình tự: mức khen cao trước, thấp sau và tập thể trước, cá nhân sau.
– Không được viết tắt tên tập thể, cá nhân, chức danh, chức vụ cá nhân được đề nghị khen thưởng. Nếu số lượng tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng nhiều thì lập danh sách kèm theo biên bản.
4. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng:
Hệ thống Hội đồng Thi đua – Khen thưởng
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân.
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Hệ thống Hội đồng Thi đua – Khen thưởng VKSQS do Bộ Quốc phòng quy định.
Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng
– Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân, gồm:
+ Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng.
+ Một Phó Viện trưởng VKSNDTC làm Phó Chủ tịch.
+ Chánh Văn phòng VKSND tối cao, Ủy viên thường trực.
+ Vụ trưởng Vụ Tổ chức- Cán bộ, Ủy viên.
+ Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Ủy viên.
+ Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, Ủy viên.
+ Trưởng Ban thanh tra VKSND tối cao, Ủy viên.
+ Trưởng Phòng Thi đua – Khen thưởng, Ủy viên thư ký.
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Cơ quan VKSND tối cao gồm:
+ Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng.
+ Chánh Văn phòng, ủy viên.
+ Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ, Ủy viên.
+ Chủ tịch Công đoàn Cơ quan VKS tối cao, ủy viên.
+ Trưởng Ban Thanh tra, Ủy viên.
+ Viện trưởng Viện khoa học Kiểm sát, Ủy viên.
+ Thường vụ Đảng ủy Cơ quan VKS tối cao, Ủy viên.
+ Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy viên.
+ Trưởng phòng Thi đua- khen thưởng, Ủy viên thư ký.
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm:
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng.
+ Một Phó Viện trưởng làm Phó chủ tịch Hội đồng.
+ Trưởng Phòng Tổ chức – Cán bộ, Ủy viên.
+ Chánh Văn phòng, Ủy viên thư ký;
Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng VKS cấp tỉnh, cấp Vụ và cấp tương đương do Thủ trưởng đơn vị chọn, quyết định trong số các Ủy viên Hội đồng.
Khi xét duyệt các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho các tập thể trực thuộc VKSND cấp tỉnh và các cá nhân thuộc cơ quan VKS ND cấp tỉnh, thành phần Hội đồng Thi đua còn có: Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm uỷ viên.
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao.
+ Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch Hội đồng.
+ Một Phó thủ trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng.
+ Chủ tịch Công đoàn, Ủy viên.
+ Đại diện Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở (đối với đơn vị có Đảng bộ cơ sở) hoặc Ban Chi Ủy , Ủy viên.
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng hai Trường Kiểm sát.
+ Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng.
+ Một Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng.
+ Chủ tịch Công đoàn nhà trường, ủy viên.
+ Trưởng Phòng giáo vụ, ủy viên.
+ Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính, ủy viên.
+ Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy viên.
– Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Phòng, Khoa thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thành lập Hội đồng Thi đua – Khen thưởng.
Viện trưởng và các Phó Viện trưởng VKS cấp huyện; Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng thuộc VKS cấp tỉnh; Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, Trưởng khoa, các Phó trưởng khoa các đơn vị trực thuộc VKS tối cao chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân thuộc quyền quản lý.
5. Các hình thức khen thưởng của Viện kiểm sát:
– Các hình thức khen thưởng do VKSND tối cao trình cấp trên quyết định khen thưởng
+ Trình Chủ tịch nước tặng cho các tập thể và cá nhân:
HUÂN CHƯƠNG CÁC LOẠI
a/ “Huân chương Sao vàng”.
b/ “Huân chương Hồ Chí Minh”.
c/ “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
d/ “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
đ/ “Huân chương Dũng cảm”.
e/ “Huân chương Hữu nghị”.
g/ “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”.
HUY CHƯƠNG CÁC LOẠI
a/ “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”.
b/ “Huy chương Hữu nghị”.
DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC:
a/ “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.
b/ “Anh hùng Lao động”.
+ Trình Chính phủ tặng:
a/ Cờ thi đua của Chính phủ;
b/ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
c/ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Toàn quốc”.
– Các hình thức do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định khen thưởng
a/ Cờ Thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân cho các tập thể.
b/ Bằng khen cho các tập thể và cá nhân.
c/ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành KSND” cho cá nhân.
d/ Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” cho cá nhân.
– Các hình thức do Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cấp Vụ và cấp tương đương quyết định khen thưởng.
a/ Công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Tập thể Lao động tiên tiến” cho các tập thể: (VKS cấp huyện; phòng thuộc VKS cấp tỉnh; phòng, khoa thuộc các đơn vị trực thuộc VKS tối cao).
b/ Công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho các cá nhân thuộc quyền quản lý.
c/ Tặng Giấy khen cho tập thể và cá nhân thuộc quyền quản lý.