Trong công tác họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia thì đều phải lập thành biên bản để ghi chép lại nội dung họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia. Vậy mẫu biên bản nội dung họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia là gì?
Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia là mẫu biên bản ghi chép lại nội dung họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia
Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia
2. Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG THẨM TRA HỒ SƠ DỰ THẢO QCVN/TCVN
1. Tên dự thảo QCVN/TCVN:
2. Thời gian họp Hội đồng:
3. Địa điểm họp Hội đồng:
4. Thành phần Hội đồng (Theo Quyết định số ….)
– Số có mặt:
– Số vắng mặt:
– Chủ tịch Hội đồng:
Tham dự buổi họp còn có….
5. Thư ký Hội đồng giới thiệu thành phần hội đồng và đại biểu; báo cáo quá trình xây
dựng dự thảo QCVN/TCVN.
6. Chủ tịch Hội đồng đề xuất và thông qua nội dung chương trình làm việc.
7. Đại diện Đơn vị chủ trì/Tổ biên soạn QCVN/TCVN báo cáo nội dung dự thảo
QCVN/TCVN, việc tiếp thu các ý kiến đóng góp qua các lần trưng cầu ý kiến.
8. Ý kiến của các thành viên Hội đồng và các đại biểu. 9. Chủ tịch Hội đồng kết luận chung và kiến nghị: – Sự đáp ứng, phù hợp của dự thảo QCVN/TCVN đối với mục tiêu quản lý của Bộ
Thông tin và Truyền thông và yêu cầu thực tế. – Kiến nghị các sửa đổi, bổ sung cụ thể cần thực hiện (nếu có). – Kiến nghị về việc triển khai nhiệm vụ, thủ tục theo quy định. – Kiến nghị khác (nếu có).
10. Biên bản này đã được đọc và tất cả các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua.
Buổi họp Hội đồng thẩm tra QCVN/TCVN kết thúc vào…. cùng ngày
Thư ký
(ký tên)
Hội đồng
(ký tên)
Chủ tịch Hội đồng
(ký tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi đầy đủ và chính xác các nội dung ghi trong biên bản:
+ Tên dự thảo QCVN/TCVN:
+ Thời gian họp Hội đồng:
+ Địa điểm họp Hội đồng:
+ Thành phần Hội đồng (Theo Quyết định số ….) Số có mặt, Số vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng, Tham dự buổi họp còn có….
+ Thư ký Hội đồng giới thiệu thành phần hội đồng và đại biểu; báo cáo quá trình xây
dựng dự thảo QCVN/TCVN.
+ Chủ tịch Hội đồng đề xuất và thông qua nội dung chương trình làm việc.
+ Đại diện Đơn vị chủ trì/Tổ biên soạn QCVN/TCVN báo cáo nội dung dự thảo
QCVN/TCVN, việc tiếp thu các ý kiến đóng góp qua các lần trưng cầu ý kiến.
+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng và các đại biểu. 9. Chủ tịch Hội đồng kết luận chung và kiến nghị: – Sự đáp ứng, phù hợp của dự thảo QCVN/TCVN đối với mục tiêu quản lý của Bộ
Thông tin và Truyền thông và yêu cầu thực tế. – Kiến nghị các sửa đổi, bổ sung cụ thể cần thực hiện (nếu có). – Kiến nghị về việc triển khai nhiệm vụ, thủ tục theo quy định. – Kiến nghị khác (nếu có).
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Căn cứ vào luật Số:
Tại “Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia” quy định:
1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe,, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, lập hồ sơ dự thảo và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
đ) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia;
e) Trong trường hợp ý kiến thẩm định không nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi ý kiến thẩm định cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để hoàn chỉnh. Sau khi nhận được dự thảo đã được hoàn chỉnh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản này. Trường hợp không đạt được sự nhất trí giữa hai bên, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức, cá nhân đề nghị được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân biên soạn dự thảo tiêu chuẩn hoặc đề xuất tiêu chuẩn sẵn có để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
c) Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và lập hồ sơ dự thảo trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
Tại “Điều 18. Nội dung thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia” quy định:
1. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
2. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan, yêu cầu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
3. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận và hài hóa lợi ích của các bên có liên quan.
4. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
Căn cứ vào điều 17,18 luật Số: 68/2006/QH11 tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật 2006 đã quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự thủ tục về thực hiện thẩm định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia. Dựa theo đó có thể thấy việc thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và việc họp hội đồng để thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia đều phải được lập tành biên bản và hi chép đầy đủ các nội dung thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia.
Bài viết trên đay của chúng tôi đã cung cấp thông tin cơ bản về mẫu biên bản họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và hướng dẫn cách làm biên bản chi tiết nhất, cùng các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.