Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu

Mẫu biên bản họp Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần

  • 06/04/202306/04/2023
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    06/04/2023
    Biểu mẫu
    0

    Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị dành cho các cuộc họp của hội đồng quản trị công ty cổ phần. Điều kiện họp, nội dung họp, nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần được quy định chi tiết trong Luật doanh nghiệp năm 2020.

      1. Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị

      Tải về biên bản họp hội đồng quản trị

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

      CÔNG TY CỔ PHẦN ……

       (V/v: ……)

      Hôm nay, vào hồi …..giờ…… phút, ngày …. tháng ……. năm 2018,

      Tại trụ sở CÔNG TY CỔ PHẦN ……..: …..

      Mã số doanh nghiệp: ……  cấp ngày ….

      Các Thành viên Hội đồng quản trị của công ty đã nhóm họp thảo luận một số vấn đề liên quan đến việc: ……

      1. THÀNH PHẦN THAM GIA

      a. Thành viên Hội đồng quản trị: ………thành viên. Bao gồm

      – …..     Chủ tịch hội đồng quản trị

      – ….       Thành viên HĐQT

      – ….      Thành viên HĐQT

      b. Bầu chủ tọa và thư ký

      Chủ tọa: Ông Ngô Việt Hùng – Chủ tịch HĐQT

      Thư ký: Ông Trần Thế Hùng – Thành viên HĐQT.

      2. NỘI DUNG CUỘC HỌP

      Căn cứ số thành viên có mặt và điều kiện họp Hội đồng quản trị quy định tại điều lệ Công ty, Hội đồng quản trị hôm nay được tiến hành hợp lệ để thảo luận các vấn đề liên quan đến việc “…….” của công ty với các nội dung sau:

      ——-

      Biểu quyết nội dung ….

      –   Tổng số thành viên tán thành: …..

      –   Tổng số thành viên không tán thành: ….

      –   Tổng số thành viên không có ý kiến: ….

      –   Tổng số thành viên biểu quyết tán thành các quyết định của cuộc họp: ……, đạt tỷ lệ …….%.

      Cuộc họp kết thúc cùng ngày, nội dung thảo luận tại cuộc họp được các Thành viên HĐQT chấp thuận thông qua và cùng ký vào biên bản.

      Biên bản họp Hội đồng quản trị được lập thành ……bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi cổ đông giữ 01 bản, 01 bản lưu công ty và 01 một một bản được gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh./.

      Các thành viên hội đồng quản trị cùng ký tên

                                (Chủ tọa)                                                        (Thư ký)

      2. Lưu ý khi lập biên bản họp Hội đồng quản trị:

      – Cần tìm hiểu và phác thảo qua nội dung cuộc họp: dù là cuộc họp bất thường hay cuộc họp thường niên của Hội đòng quản trị, hội đồng thành viên công ty.

      – Cần chuẩn bị trước mẫu biên bản họp cho từng cuộc họp, cho từng loại hình doanh nghiệp, cho từng quy mô nội dung cuộc họp.

      Tên cơ quan.

      Loại hình cuộc họp. Đây có phải là cuộc họp định kỳ hàng tuần hay hàng năm, cuộc họp của một nhóm nhỏ, hay một cuộc họp được triệu tập cho một mục đích đặc biệt?

      Ngày, giờ và địa điểm. Để lại chỗ trống để điền thời gian bắt đầu và kết thúc.

      Tên của chủ tọa hoặc lãnh đạo cuộc họp và tên của thư ký (hoặc người thay mặt)

      Danh sách thành phần “có mặt” và thành phần “vắng mặt”. Đây là nội dung cần thiết trong bảng danh sách thành phần tham dự. Hãy ghi chú xem cuộc họp có đủ số đại biểu quy định (số lượng người tham dự tối thiểu để thực hiện bỏ phiếu).

      Chỗ trống để bạn kí tên. Là thư ký ghi chép biên bản, bạn luôn phải ký tên vào biên bản do mình lập. Ngoài ra, tùy theo quy định của từng cơ quan, bạn có thể sẽ phải ký tên khi biên bản được duyệt.

      Kết quả bỏ phiếu. Nếu việc bỏ phiếu thành công, viết “bỏ phiếu được tiến hành thành công”, nếu không, hãy viết là “bỏ phiếu không thành công”.

      – Ghi lại tất cả các chỉ thị và quyết định. Bất cứ khi nào một quy trình bị phản đối, hãy ghi chép lại toàn bộ nội dung phản đối và cơ sở của sự phản đối, cũng như toàn bộ các phán quyết do Chủ tịch đưa ra.

      3. Cuộc họp hội đồng quản trị của công ty cổ phần:

      Điều 157 Luật doanh nghiệp năm 2020  quy định về việc họp hội đồng quản trị như sau:

      1. Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong cuộc họp đầu tiên của Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất triệu tập và chủ trì. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên bầu theo nguyên tắc đa số để chọn 01 người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.

      2. Hội đồng quản trị họp ít nhất mỗi quý một lần và có thể họp bất thường.

      3. Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:

      a) Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập Hội đồng quản trị;

      b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;

      c) Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên Hội đồng quản trị;

      d) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

      4. Đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

      5. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.

      6. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời họp chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.

      Thông báo mời họp Hội đồng quản trị có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định và bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.

      7. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến các Kiểm soát viên như đối với các thành viên Hội đồng quản trị.

      Kiểm soát viên có quyền dự các cuộc họp Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.

      8. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định tại khoản này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.

      9. Thành viên Hội đồng quản trị được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:

      a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

      b) Ủy quyền cho người khác đến dự họp và biểu quyết theo quy định tại khoản 11 Điều này;

      c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

      d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử;

      đ) Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.

      10. Trường hợp gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì dán kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất là 01 giờ trước khi khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

      11. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị. Thành viên được ủy quyền cho người khác dự họp và biểu quyết nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.

      12. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

      4. Quy định về nội dung biên bản cuộc họp hội đồng quản trị:

      1. Các cuộc họp Hội đồng quản trị phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

      a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

      b) Thời gian, địa điểm họp;

      c) Mục đích, chương trình và nội dung họp;

      d) Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;

      đ) Vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;

      e) Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;

      g) Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

      h) Vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ biểu quyết thông qua tương ứng;

      i) Họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

      2. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này thì biên bản này có hiệu lực.

      3. Chủ tọa, người ghi biên bản và những người ký tên trong biên bản phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.

      4. Biên bản họp Hội đồng quản trị và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

      5. Biên bản lập bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Biên bản họp

        Biên bản họp hội đồng quản trị

        Hội đồng quản trị


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Các trường hợp Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường

        Họp Hội đồng quản trị là một trong những cuộc họp lớn và cần thiết trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần. Vậy khi nào Hội đồng quản trị triệu tập họp bất thường? 

        ảnh chủ đề

        Hội đồng quản trị tiếng Anh là gì?

        Hội đồng quản trị là một nhóm các cá nhân được bầu hoặc được bổ nhiệm để giám sát các hoạt động và hoạt động của một tổ chức hoặc công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng, thiết lập chính sách và đảm bảo tổ chức đang đáp ứng được các mục tiêu của mình. 

        ảnh chủ đề

        Biên bản họp đề nghị công nhận Gia đình văn hóa mới nhất

        Biên bản cuộc họp xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa là mẫu biên bản cuộc họp được lập để ghi lại chi tiết quá trình cuộc họp xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa. Mẫu nêu rõ thời gian, địa điểm lập biên bản, nội dung biên bản...Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

        ảnh chủ đề

        Mẫu biên bản phiên họp giải trình và cách viết mới nhất năm 2023

        Trong quy định pháp luật về quản lý thuế, hóa đơn hiện nay thì hoạt động giải trình là hoạt động vô cùng cần thiết trong quản lý hành chính về thuế, hóa đơn. Trong phiên họp giải trình bắt buộc phải lập biên bản phiên họp giải trình. Vậy biên bản giải trình có mẫu như thế nào, được dùng để làm gì?

        ảnh chủ đề

        Tổng giám đốc là gì? So sánh với Chủ tịch hội đồng quản trị?

        Tổng giám đốc là gì? Trình độ chuyên môn cho Tổng giám đốc? Các loại tổng giám đốc (GM)? So sánh với Chủ tịch hội đồng quản trị?

        ảnh chủ đề

        Ban giám đốc là gì? Quyền hạn của HĐQT và Ban giám đốc?

        Ban giám đốc là gì? Quyền hạn của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc?

        ảnh chủ đề

        Tối đa hóa lợi ích của hội đồng quản trị là gì? Nội dung và các lưu ý

        Tối đa hóa lợi ích của hội đồng quản trị là gì? Nội dung và các lưu ý? Tham khao thông tin về hội đồng quản trị?

        ảnh chủ đề

        Mua thôn tính của hội đồng quản trị là gì? Phân tích ưu và nhược điểm

        Mua thôn tính của hội đồng quản trị là gì? Phân tích ưu và nhược điểm của mua thôn tính của hội đồng quản trị? Các chiến lược mua thôn tính của công ty?

        ảnh chủ đề

        Hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường là gì? Đặc điểm và hạn chế của hệ thống

        Hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường là gì? Đặc điểm của hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường? Hạn chế của hệ thống quản trị doanh nghiệp dựa trên thị trường?

        ảnh chủ đề

        Hội đồng quản trị là gì? Đặc điểm và vai trò của HĐQT công ty

        Hội đồng quản trị là gì? Đặc điểm của Hội đồng quản trị công ty cổ phần? Các vai trò của hội đồng quản trị công ty?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|59781|
        "