Hội đồng nhân dân là cơ quan quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương,...Các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) thường xuyên được tổ chức để thảo luận, đề ra những phương án, kế hoạch phát triển về kinh tế xã hội tại địa phương.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) là gì, để làm gì?
Biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) là mẫu biên bản được sử dụng rộng rãi. Biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) được sử dụng để ghi chép lại toàn bộ nội dung, quá trình diễn ra cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã). Biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) nêu rõ thời gian họp, thành phần dự họp, chủ tọa kỳ họp, đoàn thư ký kỳ họp, các báo cáo tại kỳ họp, thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã) và thời gian kết thúc họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã).
2. Mẫu biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã):
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Tỉnh (huyện, xã)………………….
Khóa ….., Kỳ họp thứ ….
Số: …../…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
……, ngày ….. tháng …. năm …..
BIÊN BẢN
Họp Hội đồng Nhân dân tỉnh (huyện, xã)
1/ Thời gian họp:
Khóa ….., Kỳ họp thứ ….
(từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …).
Khai mạc: …….giờ, ngày … tháng … năm ….
Địa điểm: Tại ……
Nội dung kỳ họp: ……
2/ Thành phần dự họp:
Đại biểu Hội đồng Nhân dân có mặt:.. trên tổng số ….
Đại biểu Quốc hội (nếu có) …
Tổng số tham dự họp:….
3/ Chủ tọa kỳ họp:
…(1)…….
4/ Đoàn thư ký kỳ họp:
……. (2) …….
5/ Các báo cáo tại kỳ họp
…..(3) ……
6/ Thảo luận tại kỳ họp
..…. (4) ……
7/ Kết thúc giờ họp (5)
T/M ĐOÀN THƯ KÝ
(Ký tên)
CHỦ TỌA KỲ HỌP
T/M. THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- …
- …
- Lưu
3. Hướng dẫn lập biên bản họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã):
– Ghi rõ họ và tên, chức vụ công tác.
– Ghi rõ họ và tên, chức vụ công tác.
– Ghi theo thứ tự các báo cáo tại kỳ họp, họ và tên, chức vụ người báo cáo (Trong trường hợp họp nhiều ngày thì ghi rõ từng ngày một).
– Ghi ý kiến của từng người phát biểu, ý kiến của Chủ tọa kỳ họp.
– Thông qua dự thảo Nghị quyết, biểu quyết.
4. Quy định về họp Hội đồng nhân dân tỉnh (huyện, xã):
4.1. Việc tổ chức các kỳ họp Hội đồng nhân dân:
– Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ trong năm để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Trong kế hoạch cần nêu rõ số lượng các kỳ họp thường lệ, nội dung của từng kỳ họp, dự kiến thời gian tổ chức và các vấn đề khác có liên quan (nếu có). Số lượng các kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân thông thường ít nhất là 02 kỳ họp hoặc nhiều hơn căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, yêu cầu thực tế của địa phương.
Trong quá trình thực hiện, theo kiến nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp, tổ chức hữu quan, cơ quan, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể đề nghị Hội đồng nhân dân ra quyết định điều chỉnh kế hoạch để bổ sung các kỳ họp thường lệ trong năm.
– Thường trực Hội đồng nhân dân tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân để xem xét, quyết định đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân có tính cấp bách và cần quyết định ngay mà phát sinh trong thời gian giữa 02 kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân. Theo đó, quyết định số lượng các kỳ họp bất thường, thời điểm tổ chức kỳ họp bất thường theo yêu cầu, nhiệm vụ phát sinh tại địa phương.
Hội đồng nhân dân có thể xem xét, quyết định 01 hoặc nhiều nội dung theo thẩm quyền tại kỳ họp bất thường. Việc xem xét, ra quyết định các vấn đề tại kỳ họp bất thường được Hội đồng nhân dân thực hiện theo trình tự, thủ tục như tại kỳ họp thường lệ.
– Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ. Theo đó Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
– Hội đồng nhân dân thực hiện họp bất thường khi Thường trực Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu họp.
– Cử tri ở xã, phường, thị trấn có quyền làm đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức họp và bàn và quyết định những công việc của xã, phường, thị trấn. Khi trong đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn họp có chữ ký của trên mười phần trăm tổng số cử tri của xã, phường, thị trấn có theo danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn bất thường để bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị. Đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn họp của cử tri được xem là hợp lệ khi có kèm theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ của từng người ký tên. Những người ký tên trong đơn yêu cầu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn họp được cử một người làm đại diện tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị.
– Hội đồng nhân dân thực hiện họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, thì theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân quyết định thực hiện họp kín.
4.2. Chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân:
– Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân, căn cứ theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án
Chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới sẽ do Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước dự kiến. Các Ban của Hội đồng nhân dân khóa trước thực hiện thẩm tra các nội dung trong dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới, sau đó báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân khóa trước để xem xét tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới.
– Hội đồng nhân dân sẽ quyết định chương trình kỳ họp. Trong trường hợp cần thiết, thì theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án
4.3. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân:
– Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới được triệu tập; thời hạn triệu tập kỳ họp thứ nhất được tính từ ngày bầu cử lại, bầu cử thêm đối với địa phương có bầu cử lại hay bầu cử thêm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc lùi ngày bầu cử.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân sẽ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập. Trường hợp khuyết thiếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước thực hiện việc triệu tập kỳ họp; nếu khuyết cả Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên sẽ trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện chỉ định triệu tập viên để triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân.
– Trong nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân sẽ quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ theo quy định chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất theo quy định là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Trường hợp khuyết thiếu Thường trực Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp thực hiện việc chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trực tiếp chỉ định triệu tập viên, để triệu tập và chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân.
– Dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân sẽ được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân cùng với quyết định triệu tập kỳ họp. Quyết định triệu tập kỳ họp cùng với dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được