Hội đồng khoa học và công nghệ sẽ tổ chức với 03 hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành để thẩm định các nhiệm vụ đã đăng ký trong thời gian tới. Vậy thành phần họp hội đồng công nghệ và khoa học gồm những ai và được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp hội đồng khoa học và công nghệ là gì?
Khoa học là những tìm tòi, khám phá về hiện tượng, quy luật tự nhiên xã hội cùng sự tư duy và sáng tạo ra những phát minh ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn.
Công nghệ là những phát minh sáng tạo nhằm tạo ra hệ thống giải pháp kỹ thuật đưa vào thực tiễn cuộc sống. Công nghệ hiện đại được hiểu là phần cứng và phần mềm. Phần cứng là thiết bị hiện hữu và phần mềm là trí tuệ, là thông tin.
Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Mẫu biên bản họp hội đồng khoa học và công nghệ là mẫu biên bản ghi chép lại thông tin và nội dung việc họp hội đồng khoa học và công nghệ
Mẫu biên bản họp hội đồng khoa học và công nghệ là mẫu biên bản được lập ra để ghi nhận toàn bộ nội dung về việc họp hội đồng khoa học và công nghệ
2. Biên bản họp hội đồng khoa học và công nghệ:
Nội dung biên bản họp hội đồng khoa học và công nghệ như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Hà Nội, ngày…tháng …năm 20……
BIÊN BẢN
Họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Quốc phòng đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án “…DA3…”
Thời gian bắt đầu:……..
Địa điểm:…..
Chủ trì (chủ tọa):……..
Thư ký:……
Thành phần tham dự:
Thành viên Hội đồng:
1. Đồng chí……..
Thành viên các Tổ Chuyên gia:
Tổ Kỹ thuật và Công nghệ:
1. Đồng chí…….
Tổ Pháp lý – Tài chính:
1. Đồng chí…….
Đại biểu, khách mời:
1. Đồng chí……..Nội dung (theo diễn biến cuộc họp):
Cuộc họp kết thúc vào………giờ……., ngày…….tháng……. năm ……
Biên bản được đọc trước toàn thể Hội đồng và được Hội đồng nhất trí biểu quyết thông qua./.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CỤC TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Biên bản họp hội đồng khoa học và công nghệ:
– Tên biên bản: Biên bản họp hội đồng khoa học và công nghệ
– Thời gian lập biên bản
– Thời gian bắt đầu họp
– Địa điểm
– Chủ trì (chủ tọa)
– Thư ký
– Thành phần tham dự
– Thành viên Hội đồng
– Thành viên các Tổ Chuyên gia
– Tổ Kỹ thuật và Công nghệ
– Tổ Pháp lý – Tài chính
– Đại biểu, khách mời
– Thời gian kết thúc
– Ký xác nhận
4. Một số quy định pháp luật về hoạt động Hội đồng chính sách và công nghệ:
Căn cứ theo Quyết định số 85/2009/QĐ-TTg (đã hết hiệu lực) quy định về quy chế hoạt động Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ như sau:
4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng:
Căn cứ theo Điều 3 phần tổ chức hoạt động theo Quyết định số 85/2009/QĐ-TTg quy định về quy chế hoạt động Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ
– Hội đồng gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, Tổng thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Hội đồng mời một số chuyên gia cao cấp là các nhà khoa học đã hoặc đang làm việc trong các cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, một số cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Hội đồng với tư cách là chuyên gia của Hội đồng.
– Hội đồng có các nhóm ngành chuyên môn được thành lập phù hợp với chương trình hoạt động nhiệm kỳ của Hội đồng.
– Giúp việc cho Hội đồng có Văn phòng Hội đồng (sau đây gọi tắt là Văn phòng). Văn phòng có một số biên chế chuyên trách nằm trong tổng biên chế của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số cán bộ làm việc theo chế độ
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng:
Căn cứ theo Điều 2 phần tổ chức hoạt động theo Quyết định số 85/2009/QĐ-TTg quy định về quy chế hoạt động Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ như sau:
– Hội đồng có nhiệm vụ đề xuất ý kiến với Thủ tướng Chính phủ trước khi Thủ tướng Chính phủ quyết định về:
+ Phương hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ quốc gia;
+ Chính sách lớn thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước, các lĩnh vực và sản phẩm khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia;
+ Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm, hàng năm;
+ Vấn đề đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là đổi mới cơ chế tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ;
+ Các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan tới chương trình, dự án lớn về kinh tế – xã hội, quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về khoa học và công nghệ;
+ Chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ, chính sách đào tạo tài năng trẻ và thu hút trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
– Tham gia tư vấn, phản biện các vấn đề quan trọng khác có liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
– Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được Thủ tướng Chính phủ giao.
– Tổ chức các hoạt động của Hội đồng (các phiên họp thường kỳ và đột xuất, chuyên đề nghiên cứu, khảo sát, điều tra, hội thảo, hợp tác quốc tế, xây dựng trang tin điện tử, ấn phẩm, …).
– Yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp triển khai hỗ trợ chương trình hoạt động của Hội đồng.
– Mời một số cán bộ khoa học và công nghệ có uy tín và kinh nghiệm tham gia các hoạt động của Hội đồng.
– Trình Thủ tướng Chính phủ các báo cáo tư vấn và đề xuất, kiến nghị của Hội đồng.
Như vậy, Hội đồng có nhiệm vụ đề xuất tất cả các phương hướng chiến lược quy hoạch, các chính sách l phát triển, các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch và các vấn đề đổi mới khi Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định đối với việc phát triển khoa học, công nghệ
4.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng:
Căn cứ theo Điều 4 phần tổ chức hoạt động theo Quyết định số 85/2009/QĐ-TTg quy định về quy chế hoạt động Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ
– Chủ tịch Hội đồng:
+ Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung và hiệu quả hoạt động của Hội đồng;
+ Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 1, Điều 2 Quy chế này;
+ Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận ở Hội đồng;
+ Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng;
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
+ Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Hội đồng.
– Phó Chủ tịch Hội đồng:
+ Giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc lãnh đạo công tác chung của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về phần công tác được phân công phụ trách;
+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.
– Các Ủy viên Hội đồng:
+ Tham gia có trách nhiệm và đầy đủ các phiên họp của Hội đồng;
+ Đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản lấy ý kiến do Hội đồng gửi đến;
+ Chịu trách nhiệm trước Hội đồng về nội dung, kết quả các nhiệm vụ được Hội đồng phân công. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể khi được Chủ tịch Hội đồng giao;
+ Chủ động đề xuất ý kiến, kiến nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên sâu;
+ Được Hội đồng cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và được tìm hiểu những tài liệu, văn bản liên quan đến nội dung thảo luận tại phiên họp Hội đồng;
+ Được bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết theo chế độ quy định hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
+ Có trách nhiệm quản lý tài liệu và văn bản mật theo quy định chung của Nhà nước
Như vậy, các thành viên hội đồng sẽ trực tiếp quản lý chịu trách nhiệm trước Thủ tướng chính phủ về nội dung, vấn đề thảo luận của mỗi phiên họp, tham gia đầy đủ các phiên họp để trực tiếp đóng góp ý kiến, có quyền kiến nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên sâu
4.4. Phương thức hoạt động của Hội đồng:
Căn cứ theo Điều 6 phần tổ chức hoạt động theo Quyết định số 85/2009/QĐ-TTg quy định về quy chế hoạt động Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ
– Tại các phiên họp, Hội đồng làm việc theo phương thức báo cáo, thảo luận, góp ý kiến và các thành viên của Hội đồng biểu quyết.
– Đối với một số vấn đề cấp bách hoặc xét thấy không cần thiết phải triệu tập họp, Văn phòng sẽ gửi tài liệu, văn bản và phiếu lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên Hội đồng.
– Đối với những vấn đề khoa học và công nghệ mới, Chủ tịch Hội đồng quyết định tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước để chuẩn bị nội dung, luận cứ trước khi đưa ra Hội đồng thảo luận.
– Hội đồng có thể thành lập các tổ công tác để thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên ngành. Các tổ công tác do Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập và giao nhiệm vụ.
– Hội đồng có thể mời các cộng tác viên là các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động của Hội đồng về nghiên cứu, khảo sát, cung cấp thông tin, tư vấn cho Hội đồng trên cơ sở hợp đồng công việc.
– Việc điều hành hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng (sau đây gọi tắt là Thường trực Hội đồng) đảm nhiệm. Thường trực Hội đồng có thể tổ chức các phiên họp Thường trực Hội đồng mở rộng để giải quyết kịp thời các công việc mới phát sinh của Hội đồng.
– Hàng năm, Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện chính sách phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, giải quyết.
Từ những căn cứ pháp lý trên Hội đồng khoa học và công nghệ đã được quy định rõ ràng theo Quyết định số 85/2009/QĐ-TTg quy định về quy chế hoạt động Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ, Hội đồng sẽ thực hiện theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình!