Mỗi một cuộc họp hợp tác giữa các nước đều sẽ có biên bản ghi chép cụ thể, cũng như vậy trong cuộc họp hội đồng cấp cơ sở NV hợp tác quốc tế song phương thì cũng cần có Mẫu biên bản họp hội đồng cấp cơ sở NV hợp tác quốc tế song phương.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp hội đồng cấp cơ sở NV hợp tác quốc tế song phương là gì?
Mẫu biên bản họp hội đồng cấp cơ sở NV hợp tác quốc tế song phương là mẫu biên bản với các thông tin của cuộc họp sẽ được ghi chép lại một cách chi tiết nhất
Mẫu biên bản ghi chép họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc họp hội đồng đánh giá cấp cơ sở nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
2. Mẫu biên bản họp hội đồng cấp cơ sở NV hợp tác quốc tế song phương:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
……, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞNHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ SONG PHƯƠNG
VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên nhiệm vụ, mã số:
2. Chủ nhiệm nhiệm vụ:
3. Cơ quan chủ trì:
4. Quyết định thành lập hội đồng:
5. Ngày họp:
6. Địa điểm:
7. Thành viên hội đồng: Tổng số: Có mặt: Vắng mặt:
8. Khách mời dự:
9. Kết luận của hội đồng:
9.1. Kết quả bỏ phiếu đánh giá:
– Số phiếu đánh giá ở mức “Đạt”:
– Số phiếu đánh giá ở mức “Không đạt”:
– Đánh giá chung : Đạt – Không đạt –
(Đánh giá chung được xếp loại “Đạt” nếu trên 2/3 thành viên hội đồng có mặt xếp loại “Đạt”)
9.2. Những nội dung cần sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh hay làm rõ
TT | Nội dung | Yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung, làm rõ (ghi chi tiết yêu cầu) |
1 | Mục tiêu |
|
2 | Nội dung | |
3 | Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu | |
4 | Sản phẩm khoa học | |
5 | Sản phẩm đào tạo | |
6 | Sản phẩm ứng dụng | |
7 | Giá trị khoa học | |
8 | Giá trị ứng dụng |
10 Ý kiến khác:
11. Những nội dung không phù hợp với Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ (Sử dụng cho những trường hợp được đánh giá ở mức “Không đạt”)
Thư ký Cơ quan chủ trì Chủ tịch hội đồng
(ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)
3. Hướng dẫn làm Biên bản:
– Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
– Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
– Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm.
– Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải phải giữ kèm biên bản). Đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập và những người có trách nhiệm ký chứng nhận biên bản. Thông tin muốn chính xác có độ tin cậy cao phải được đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan, đúng đắn và tự giác (không được cưỡng bức) ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.
4. Các Thông tin pháp lý liên quan:
Căn cứ thông tư Số: 56/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về kho học và công nghệ câp bộ của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo quy định một số điều về NV hợp tác quốc tế song phương như sau:
Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu tiếp cận nhanh với các vấn đề khoa học mới đang được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài, rút ngắn thời gian nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống để tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục – đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh.
– Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài về kinh nghiệm, tri thức và môi trường làm việc.
Hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu tiềm năng.
– Yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, cấp thiết mà Việt Nam cần tranh thủ thế mạnh và kinh nghiệm của nước ngoài để giải quyết.
– Có cam kết của đối tác nước ngoài trong việc dành kinh phí cho công tác phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ công tác đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
– Có một chủ nhiệm, một thư ký khoa học và có không quá 10 thành viên tham gia nghiên cứu.
– Thời gian tối đa để thực hiện một nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là 6 năm.
Căn cứ hình thành nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Chiến lược phát triển ngành giáo dục, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
– Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu trong từng giai đoạn của ngành và của quốc gia.
– Yêu cầu thực tiễn phát triển ngành giáo dục và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
– Các cam kết, thỏa thuận giữa cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài về việc thực hiện hợp tác nghiên cứu chung.
Tiêu chuẩn chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Có trình độ từ thạc sỹ trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ.
– Có ít nhất một công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thuộc lĩnh vực nghiên cứu hoặc lĩnh vực gần với vấn đề nghiên cứu của nhiệm vụ.
– Không là chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ hoặc dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thời điểm xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
Xác định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Hàng năm, theo tiến độ xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ, dựa vào các căn cứ hình thành nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương nêu tại Điều 5 của Quy định này, các đơn vị chủ động đề xuất các nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương (theo Mẫu 1 Phụ lục I) và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét duyệt.
– Cơ quan chủ trì nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương có trách nhiệm thỏa thuận cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của từng bên tham gia nhiệm vụ, các nội dung hợp tác nghiên cứu, đặc biệt là cam kết hỗ trợ tài chính của phía đối tác nước ngoài để triển khai các nội dung nghiên cứu thuộc trách nhiệm của phía đối tác, lập kế hoạch triển khai chi tiết và đảm bảo các điều kiện để triển khai nhiệm vụ.
Hồ sơ xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Hồ sơ xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương gồm:
+
+ Đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương (theo Mẫu 1 Phụ lục I).
+ Quyết định thành lập nhóm nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chủ trì.
+ Thỏa thuận về nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu; kế hoạch hợp tác nghiên cứu chi tiết; cam kết hỗ trợ tài chính của đối tác nước ngoài về nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu.
+ Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương (theo Mẫu 2 Phụ lục I).
+ Lý lịch khoa học của thành viên nhóm nghiên cứu (theo Mẫu 3 Phụ lục I).
+ Lý lịch khoa học của đối tác nước ngoài.
+ Các văn bản khác có liên quan.
– . Hồ sơ xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được đóng thành quyển gồm 12 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
Xác định danh mục và xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định danh mục và xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương trên cơ sở xem xét đề xuất hằng năm của các đơn vị. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được ưu tiên đưa vào danh mục xét chọn:
+ Nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thỏa thuận với đối tác nước ngoài cam kết tổ chức thực hiện.
+ Nhiệm vụ góp phần giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ cấp thiết đang được quan tâm trong nước nhưng chưa được triển khai nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa có kết quả.
+ Nhiệm vụ có sự hỗ trợ của nước ngoài để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ cho các đơn vị, các tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam về tri thức khoa học, bí quyết công nghệ, trang thiết bị khoa học tiên tiến, đào tạo, chuyển giao kết quả nghiên cứu.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương. Hội đồng họp và đánh giá đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo Phiếu đánh giá (Mẫu 4 Phụ lục I). Biên bản họp Hội đồng xây dựng theo Mẫu 5 Phụ lục I. Căn cứ kiến nghị của hội đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Danh mục nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương để đưa ra xét chọn.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng tư vấn xét chọn các nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương trong Danh mục nhiệm vụ đã được phê duyệt. Hội đồng họp và đánh giá nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo Phiếu đánh giá (Mẫu 6 Phụ lục I). Biên bản họp Hội đồng xây dựng theo Mẫu 7 Phụ lục I.
Tiêu chí xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Tên nhiệm vụ rõ ràng, ngắn gọn, khái quát được mục tiêu, nội dung nhiệm vụ, có tính mới so với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã và đang nghiên cứu.
– Mục tiêu của nhiệm vụ được xác định cụ thể, phù hợp với tên nhiệm vụ, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành giáo dục, nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
– Nội dung nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và có tính khả thi.
– Sản phẩm của nhiệm vụ đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ; có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, được ứng dụng tại địa chỉ cụ thể; có tham gia đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
– Kinh phí phù hợp với nội dung nhiệm vụ và quy định tài chính hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% tổng kinh phí; đối tác nước ngoài cam kết hỗ trợ tối thiểu 50% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
– Nhiệm vụ có hiệu quả về khoa học, về giáo dục và đào tạo, về kinh tế – xã hội.
– Phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp lý, khả thi; nội dung hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài phù hợp với nội dung và mục tiêu của nhiệm vụ.
– Chủ nhiệm nhiệm vụ có năng lực, kinh nghiệm, uy tín về nghiên cứu, năng lực tổ chức quản lý.
– Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhiệm vụ.
Quy trình làm việc của hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
– Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.
– Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu nội dung, yêu cầu của việc xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
– Chủ tịch hội đồng điều khiển cuộc họp theo các nội dung:
– Chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày tóm tắt Thuyết minh nhiệm vụ;
– Hai ủy viên phản biện trình bày ý kiến nhận xét Thuyết minh nhiệm vụ; Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng tham khảo Hội đồng nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm nhiệm vụ và đánh giá theo các tiêu chí đánh giá được quy định tại Điều 10. Hội đồng thảo luận, thống nhất về các nội dung, yêu cầu chủ nhiệm nhiệm vụ phải chỉnh sửa, bổ sung trong bản Thuyết minh.
Thẩm định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
Sau khi có kết quả thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong nước, ngoài nước về kết quả thẩm định trước khi quyết định phê duyệt.
Chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm bổ sung, hoàn chỉnh Thuyết minh nhiệm vụ theo biên bản thẩm định, trình cơ quan chủ trì và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Căn cứ vào thông tư Số: 56/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về kho học và công nghệ câp bộ của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo như trên đã quy định về một số điều trong hợp tác quốc tế song phương cụ thể trên lĩnh vực Giáo dục. Qua bài viết cũng đã cung cấp thông tin về Biên bản và Hướng dẫn cách ghi biên bản và một số thông tin cần thiết.