Biên bản họp góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng là mẫu biên bản quan trọng được lập ra trong quá trình lấy ý kiến của người dân và những đề nghị để phát triển Đảng. Vậy, mẫu biên bản họp góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản họp góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng là gì?
Công tác vận động, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục được đổi mới, cần quan tâm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Để làm được điều đó, việc họp góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng là vô cùng quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên. Trong quá trình cuộc họp diễn ra không thể thiếu sự có mặt của biên bản họp góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng để ghi chép lại nội dung và diễn biến cuộc họp.
Mẫu biên bản về việc họp góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin nội dung họp, những ý kiến đóng góp của quần chúng bao gồm khuyết điểm, ưu điểm… Sau khi lập biên bản cần có xác nhận của đoàn khoa và chữ ký của chủ trì cuộc họp để làm căn cứ, xác nhận giá trị và sự chính xác của biên bản này.
2. Mẫu biên bản họp góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng:
ĐOÀN KHOA……
BCH CHI ĐOÀN ……
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Họp góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng
Hôm nay vào lúc …. g…. ngày … tháng …. năm 20…… Tại: …… Chi Đoàn …. tiến hành họp góp ý và xét đề nghị phát triển Đảng cho quần chúng: …
– Chủ trì cuộc họp là đ/c …. Chức vụ: ….
– Có: ….. / …… đ/c dự họp – Vắng mặt: ……. đ/c (……. có lý do, …… không lý do)
– Đoàn cấp trên tham dự:
– Những ý kiến đóng góp cho quần chúng:..….như sau:
1. Ưu điểm:
– Phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng:……..
– Đạo đức lối sống, việc chấp hành nội quy, quy định của Trường:…….
– Năng lực công tác (học tập, rèn luyện, công tác Đoàn thể):…….
Năm học 20 … – 20 … có điểm học tập: ……; điểm rèn luyện: ……
Học kỳ … năm học 20 … – 20 … có điểm học tập: ……; điểm rèn luyện: ……
– Quan hệ với quần chúng (Bạn bè, Thầy/Cô,…):……
2. Tồn tại:…….
Thông qua nội dung góp ý như trên, cuộc họp đã thống nhất đề nghị phát triển Đảng cho quần chúng ……với số phiếu tín nhiệm như sau:
– Có ….đ/c đồng ý trên tổng số.… đ/c dự họp.
– Có ….đ/c không đồng ý trên tổng số:….đ/c dự họp.
Cuộc họp kết thúc vào lúc …g… cùng ngày và thông qua toàn thể Hội nghị.
XÁC NHẬN CỦA ĐOÀN KHOA
( Ký tên và đóng dấu)
CHỦ TRÌ
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp góp ý quần chúng và đề nghị phát triển Đảng:
– Phần mở đầu:
+ Tên đoàn khoa, ban chấp hành chi đoàn.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản họp góp ý quần chúng nhân dân và đề nghị phát triển Đảng.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian và địa điểm lập biên bản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Họ tên và chức vụ của chủ trì cuộc họp.
+ Thông tin các thành viên có mặt, vắng mặt và lý do.
+ Thông tin đoàn cấp trên tham dự.
+ Những ý kiến đóng góp của quần chúng. ( Ưu điểm và tồn tại)
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian kết thúc cuộc họp.
+ Ký tên, đóng dấu và xác nhận của đoàn khoa.
+ Ký và ghi rõ họ tên của chủ trì.
4. Vai trò của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng Đảng:
Với vai trò là lực lượng quyết định sự phát triển của Đảng, quần chúng nhân dân (bao gồm cả cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chứ không chỉ là “những người ngoài Đảng” như cách hiểu thông thường hiện nay) có những tác động tích cực, vai trò to lớn quyết định đến hiệu quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn tám thập niên qua đã chứng minh mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam là mối quan hệ gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất. Sự thống nhất đó là nhân tố cơ bản làm nên những thắng lợi vĩ đại, huy hoàng của dân tộc ta trong cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược; làm nên những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đó là thực tế và không một ai có thể phủ nhận.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác dân vận để gắn ý Đảng với lòng dân, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, phát huy vai trò của nhân dân để xây dựng Đảng. Người viết: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, Người khẳng định “trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”. Việc lấy ý kiến đóng góp từ phía nhân dân để góp phần pháp triển Đảng là vô cùng cần thiết và được coi là nhiệm vụ hàng đầu.
Để thực sự phát huy sức mạnh và trí tuệ của nhân dân trong xây dựng Đảng, phải thực hiện tốt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong các công việc hàng ngày ở cơ sở. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến giám sát công việc của Đảng, của Nhà nước, nhất là trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giám sát hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự phát huy tinh thần nêu gương trước nhân dân. Để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cần khẳng định quan điểm “Đảng chịu sự giám sát của nhân dân”.
Tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng, thực hiện tốt phong cách dân vận Hồ Chí Minh “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, “nói đi đôi với làm”, sâu sát cơ sở. Các cấp ủy đảng, chính quyền phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với dân, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân. Coi trọng công tác tuyên truyền, hướng vào những vấn đề nhân dân quan tâm nhằm cung cấp thông tin, giải tỏa những bức xúc, băn khoăn, tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội.
Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải thực sự gắn bó với dân, hiểu dân, gương mẫu, tận tụy với công việc, nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng noi theo. Chỉ có như vậy mới củng cố, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng, gắn ý Đảng với lòng dân, mới phát huy được sức mạnh của nhân dân tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là yêu cầu và nội dung cơ bản làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thực hiện chủ trương, chính sách hợp lòng dân, “hết sức làm” những việc gì có lợi cho dân; “hết sức tránh” những việc gì có hại đối với dân. Chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Vấn đề quan trọng đặc biệt hiện nay là chúng ta phải kiên quyết khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Đây là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, làm nhân dân bất bình, lo lắng và suy giảm niềm tin đối với Đảng. Cần thấy rằng, uy tín của Đảng ra sao, lòng tin của dân đối với Đảng đến đâu, mối quan hệ Đảng với nhân dân mật thiết, bền chặt như thế nào phụ thuộc quyết định vào chính sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, vào phẩm chất, năng lực của mỗi cán bộ, đảng viên.
Củng cố mối quan hệ gắn kết giữa Đảng với nhân dân và xây dựng Đảng không phải là câu khẩu hiệu mà là hành động thực tế. Đó không phải là sự nghiệp của riêng Đảng mà là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sức mạnh của nhân dân là to lớn, tai mắt của nhân dân là hết sức khách quan. Cần phát huy vai trò và tinh thần làm chủ của nhân dân và các tổ chức quần chúng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở và giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên, trong đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái. Đó là sự biểu hiện sinh động quyền làm chủ của nhân dân, lòng tin tưởng, tình cảm và quyết tâm của nhân dân trong xây dựng, bảo vệ Đảng mến yêu của mình, củng cố mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
Nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đó là sự thể hiện sâu sắc ý Đảng, lòng dân, góp phần quan trọng làm chuyển biến phương thức lãnh đạo, công tác điều hành, quản lý và lề lối làm việc của các cấp uỷ đảng, chính quyền; là phương thức hữu hiệu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ ở cơ sở. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là biểu hiện cụ thể quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống ở cơ sở”, phải được thể hiện tốt hơn trong đời sống hiện thực.