Chi nhánh được thành lập với mục tiêu chính là để phát triển thị trường kinh doanh và tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, không phải chi nhánh nào cũng hoạt động hiệu quả nên dẫn đến tình trạng phải giải thể chi nhánh hay chấm dứt hoạt động chi nhánh. Vậy mẫu biên bản họp giải thể chi nhánh của công ty mới nhất có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp giải thể chi nhánh của công ty mới nhất:
CÔNG TY…….. Số: ……. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ………, ngày ….. tháng ….. năm ………. |
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY…….
(V/v chấm dứt hoạt động chi nhánh)
Hôm nay, vào lúc…..giờ, ngày …../…../……. Công ty……, mã số doanh nghiệp:…….., tại địa chỉ ……, tiến hành họp Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh như sau:
1. ……. – Chủ tịch hội đồng quản trị – Chủ tọa cuộc họp sở hữu …… cổ phần chiếm tỷ lệ …… % vốn điều lệ.
2. ……. – Cổ đông sở hữu …… cổ phần chiếm tỷ lệ …… % vốn điều lệ.
3. ……. – Cổ đông sở hữu …… cổ phần chiếm tỷ lệ …… % vốn điều lệ.
4. ……. – Thư ký.
– Vắng mặt: 0
Ông/Bà …… tuyên bố số cổ đông dự họp đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty, đủ điều kiện tiến hành họp Hội đồng quản trị.
A. NỘI DUNG CUỘC HỌP
Lấy ý kiến các thành viên dự họp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh:
Tên chi nhánh:………
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động: …….. Ngày cấp……..
Nơi cấp …….
Địa chỉ trụ sở:…..
Lý do chấm dứt hoạt động: Chi nhánh doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh.
B. Ý KIẾN PHÁT BIỂU CỦA CÁC THÀNH VIÊN DỰ HỌP:
Phương thức biểu quyết: Giơ tay biểu quyết
Hoàn toàn đồng ý với việc chấm dứt hoạt động chi nhánh tại mục A nêu trên.
C. BIỂU QUYẾT:
Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ: ……. phiếu.
Tổng số phiếu biểu quyết không hợp lệ: ..…. phiếu.
Tổng số phiếu tán thành: .….. phiếu, đạt tỷ lệ 100% trên tổng số phiếu biểu quyết của thành viên dự họp.
Tổng số phiếu không tán thành: …… phiếu.
Tổng số phiếu không có ý kiến: ..….phiếu.
D. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN QUYẾT ĐỊNH:
Thông qua việc chấm dứt hoạt động chi nhánh tại mục A nêu trên.
Giao cho ông/bà …… tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
Biên bản được lập và thông qua vào hồi…. giờ, cùng ngày
Cuộc họp Hội đồng quản trị CÔNG TY ..…kết thúc vào hồi……cùng ngày.
THƯ KÝ CUỘC HỌP ( Ký và ghi rõ họ tên)
| CHỦ TỌA CUỘC HỌP CHỦ TỊCH HĐQT ( Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Quy định pháp luật về chấm dứt hoạt động của chi nhánh:
Hiện nay, để hỗ trợ cho quá trình hoạt động kinh doanh thì các công ty mẹ hoàn toàn có thể thành lập chi nhánh để mở rộng quy mô tiếp cận đầu tư kinh doanh trên thực tế. Theo khoản 1 Điều 44
Từ giai đoạn thành lập cho đến trường hợp phải giải thể chi nhánh thì cần thực hiện theo đúng quy định. Hiện nay, việc chấm dứt hoạt động chi nhánh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và việc chấm dứt cũng có thể thực hiện theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi xảy ra vấn đề chấm dứt hoạt động chi nhánh thì cá nhân trên mặt pháp lý đang là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động sẽ phảiliên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
– Việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh không ảnh hưởng đến việc chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh nên chi nhánh này vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kể cả việc tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật (Căn cứ theo Điều 213
3. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh của công ty mới nhất:
3.1. Hồ sơ giải thể chi nhánh:
Việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của công ty sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau để nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm:
– Đầu tiên, doanh nghiệp tổ chức phiên họp giải thể chi nhánh và ban hành ra Nghị quyết/Quyết định về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của Hội đồng thành viên hay Đại hội đồng cổ đông, Chủ sở hữu do chủ tọa ký tên, đóng dấu. Nghị quyết này được sử dụng trong hồ sơ giải thể;
– Cung cấp được về biên bản họp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của Hội đồng thành viên hay Đại hội đồng cổ đông;
– Gửi kèm theo Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán sau khi quyết định giải thể chi nhánh do Người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu để cơ quan có thẩm quyền xem xét;
– Nếu hồ sơ được nộp bởi cá nhân không phải là người đại diện theo pháp luật thì cần có
3.2. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh:
Theo Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh như sau:
– Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh thì doanh nghiệp, chi nhánh phải hoàn tất các nghĩa vụ về thuế nên phải tiến hành việc đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh thì doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh;
Lưu ý: Trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
– Phòng Đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh sẽ thực hiện việc gửi thông tin về việc chi nhánh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế.
Thời điểm này hai cơ quan sẽ phối hợp với nhau để xác nhận thông tin, cụ thể: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh;
Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
– Đối với trường hợp mà chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thì cần thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức chấm dứt hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
– Doanh nghiệp khi đã hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh thì Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: