Mẫu biên bản họp gia đình về việc từ chối nhận di sản thừa kế? Biên bản họp gia đình về việc từ chối có cần công chứng không? Thủ tục từ chối di sản thừa kế hợp pháp?
Thừa kế là sự kế thừa thành quả lao động của cá nhân gia đình và các giá trị văn hoá của thế hệ này đối với thế hệ khác, nên pháp luật về thừa kế, trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi cho một người, thành quả lao động hay còn gọi là tài sản của họ được chuyển sang cho những người thừa kế của họ. Có thể là theo di chúc ý nguyện của người chết hay theo pháp luật nếu người chết không có để lại ý nguyện hoặc di chúc không hợp pháp. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì bên nhận di sản có quyền từ chối di sản của người đã khuất và không nhận di sản nữa. ngoài ra, trong nhiều trường hợp các con hay bố mẹ của người đã khuất có ý muốn từ chối nhận di sản thừa kế để mảnh đất để lại cho cháu trưởng làm nơi thờ cúng ông bà tổ tiên thì có thể họp bàn và lập biên bản từ chối nhận di sản thừa kế. Hay bố mẹ đã chia cho anh chị em mỗi người một phần tuy nhiên đến khi sang tên cho con út- người còn lại chưa được chia thì bố mẹ qua đời không để lại di chúc, gia đình anh chị em cũng mong muốn làm biên bản từ chối nhận di sản thừa kế để sang tên cho người em mảnh đất? Còn vô vàn trường hợp mà một gia đình có thể họp làm biên bản từ chối nhận di sản thừa kế, vậy liệu rằng trình tự thủ tục hồ sơ mẫu biên bản có qui định gì đặc biệt không được trình bày ra sao? Hay cùng theo dõi bài viết sau đây để có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết của vấn đề từ chối nhận di sản thừa kế.
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp gia đình về việc từ chối nhận di sản thừa kế:
Dưới đây là
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày …… tháng …… năm …
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
Về việc từ chối nhận di sản thừa kế
I. Các thành phần tham dự:
Hôm nay, vào lúc ….… giờ …… ngày ….. tháng ….. năm …..
Tại …
Diễn ra cuộc họp với nội dung về việc từ chối nhận di sản thừa kế của…
1. Ông/Bà ..Sinh năm: …
CCCD số:….Do công an:…..cấp ngày:…
Hộ khẩu thường trú:…..
(Là(3) ….của người để lại di sản thừa kế)
2. Ông/Bà … Sinh năm: ….
CCCD số:…Do công an:….cấp ngày:…
Hộ khẩu thường trú:….
(Là(3) ….của người để lại di sản thừa kế)
II. Nội dung cuộc họp:
Chúng tôi là những người thừa kế của ông/bà …
Ông/ bà(4) …..chết ngày …..theo…….do UBND …..đăng ký khai tử ngày …..
Di sản mà ông/bà…..để lại là:….
1. Sổ tiết kiệm ….
2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ:…
III. Kết luận cuộc họp:
…
Cuộc họp kết thúc vào lúc ….. giờ ….. ngày …. tháng ….. năm ……, nội dung cuộc họp đã được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chữ ký của người tham gia cuộc họp
các thành viên (Ký và ghi rõ họ tên) | Các thành viên (Kí và ghi rõ họ tên) |
Xác nhận của ủy ban nhân xã (Kí và có đóng dấu) |
2. Biên bản họp gia đình về việc từ chối có cần công chứng không?
Căn cứ theo Điều 57
– Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Do đó, không bắt buộc phải công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, cần lưu ý đến trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà theo quy định pháp luật phải có công chứng, chứng thực thì phải công chứng hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản đó để những thỏa thuận trong văn bản có giá trị pháp lý. Và theo khoản 2 Điều 57 Luật công chứng 2014 cũng nêu rõ trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.( sổ đỏ).
Như vậy có thể thấy việc siết chặt các quy định cũng như việc từ chối bất động sản có thể sẽ phức tạp hơn do giá trị của mảnh đất là rất lớn cũng như việc cần thiết của quản lí sử dụng đất trong việc phân chia di sản thừa kế sau này.
3. Thủ tục từ chối di sản thừa kế hợp pháp:
3.1. Hồ sơ:
Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật hoặc di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc
– Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực), quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng.
3.2. Trình tự:
Người được thừa kế có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế thực theo trình tự sau:
Thủ tục 1: Chuẩn bị hồ sơ để từ chối nhận di sản thừa kế
Thủ tục 2: Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.
– Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.
– Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.
– Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không ký , không nghe được, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
– Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.
(Trường hợp công chứng viên kiểm tra hồ sơ và nhận thấy bị thiếu thì yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho người từ chối nhận di sản về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản)
Thủ tục 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế
– Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).
– Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.
3.3. Cơ quan thực hiện thủ tục:
Cơ quan có trách nhiệm chứng thực và công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế:
Theo Điều 5
Như vậy có thể thấy di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại đối với tất cả người đang sống còn. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự thì di sản bao gồm tài sản cá nhân của người chết và các tài sản của người chết trong tài sản chung với người sống. Di sản thừa kế có thể là vàng, bạc, giấy tờ có giá hoặc các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để tặng di sản. Việc tính di sản thừa kế do người chết để lại căn cứ trên hồ sơ, giấy tờ về chủ sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của các tài sản đó. Đối với các di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu tư nhân thì việc tính tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những giấy tờ đã có từ trước hoặc căn cứ theo văn bản được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Việc không để lại di chúc và danh sách thừa kế đồ nhất có văn bản thoả thuận đối với những tài sản được coi là di sản bao gồm bất động sản và động sản cần phải công chứng thức thật ở UBND phường và cơ quan công chứng chứng thực để bảo đảm hiệu lực pháp lý nếu trong di sản của người đã mất có bất động sản. Bên trên là các điều khoản pháp luật quy định đối với việc từ chối nhận di sản thừa kế xin bạn đọc tìm xem.