Hội nghị do Trưởng thôn triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn. trong quá trình tiến hành hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm thì sẽ không thể thiếu đó chính là biên bản hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Biên bản hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm là gì?
Mẫu Biên bản hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm là mẫu biên bản ghi lại nội dung hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm
Mẫu Biên bản hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm dùng để bầu cử ra những người có uy tín, có năng lực trong thôn, ấp, khóm để giữ chức vụ quan trọng, giúp ích cho sự phát triển của thôn, xóm.
2. Mẫu Biên bản hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(Tên thôn), ngày ….. tháng ….. năm ….
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ DÂN CƯ THÔN
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại thôn … xã … tổ chức hội nghị dân cư để đề cử danh sách người có uy tín của thôn năm…
– Chủ trì Hội nghị (Trưởng thôn):
– Thư ký Hội nghị:
1. Thành phần tham gia bình chọn:
– Đại diện BCH chi bộ thôn (bản);
– Các hộ gia đình trong thôn.
2. Tổng số hộ gia đình trong thôn: ……. hộ;
3. Tổng số hộ gia đình tham gia bầu chọn: …….hộ, chiếm ……% số hộ trong thôn (có danh sách cụ thể kèm theo).
Sau khi nghe ông (bà)……..trưởng thôn
– Ông Lê Văn C, sinh năm…, dân tộc…, nơi ở hiện nay … là … (nêu một trong các thành phần như: già làng, trưởng bản, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo, cán bộ hưu trí….);
– Bà Lê Thị D, sinh năm…, dân tộc…, nơi ở hiện nay…., là… (nêu một trong các thành phần như: già làng, trưởng bản, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo, cán bộ hưu trí….);…………..
Hội nghị kết thúc hồi…….giờ……phút cùng ngày. Các thành viên tham dự đã thống nhất nội dung biên bản và lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản lưu tại thôn, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
…ngày…tháng…năm…
Đại diện hộ gia đình tham gia bình chọn
(Chữ ký của đại diện 03 hộ gia đình tham gia hội nghị)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thư ký
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chủ trì
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi đầy đủ các thông tin về biên bản:
1. Thành phần tham gia bình chọn:
– Đại diện BCH chi bộ thôn (bản);
– Các hộ gia đình trong thôn.
2. Tổng số hộ gia đình trong thôn: ……. hộ;
3. Tổng số hộ gia đình tham gia bầu chọn: …….hộ, chiếm ……% số hộ trong thôn (có danh sách cụ thể kèm theo).
– Ghi rõ giờ kết thúc
4. Thông tin liên quan:
Căn cứ dựa trên thông tư Số:
– Hội nghị của thôn, tổ dân phố quy định như sau:
+ Hội nghị thôn, tổ dân phố được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.
+ Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Hướng dẫn ban hành kèm theo quy định.
– Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố quy định như sau:
+ Cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố bàn, quyết định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc tự quản trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Cộng đồng dân cư tham gia bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
+ Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng, chống các tệ nạn xã hội.
+ Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phát động.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố”.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố theo Điều 10 Thông tư này
1. Nhiệm vụ:
a) Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư này;
b) Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
d) Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
e) Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
2. Quyền hạn:
a) Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
b) Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Như vậy, dựa trên các nội dung đã phân tích như trên thì hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm sẽ do trưởng thôn triệu tập và bàn về các vấn đề trong hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm và việc họp hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm sẽ phải lập thành biên bản ghi lại nội dung và ý kiến của dân cư trong thôn, ấp, xóm. và thông báo về chế độ, chính sách đối với người có uy tín, điều kiện xác định người có uy tín, hội nghị dân cư thôn… tổ chức đề cử các ông (bà) có tên dưới vào danh sách người có uy tín của thôn
Trên đây là bài viết của chúng tôi về mẫu biên bản Mẫu Biên bản hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm, Hướng dẫn làm Mẫu Biên bản hội nghị dân cư thôn, ấp, xóm, các thông tin liên quan kèm theo dựa trên quy định của pháp luật.