Hội cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể chính trị xã hôi, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Trong các hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh thì không thể thiếu Mẫu biên bản hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh là gì?
– Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện ý chí và những nguyện vọng và quyền lợi chính đáng,hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu cho cấp ủy Đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên và Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị và xã hội của cách mạng và của Hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền; giám sát và phản biện xã hội đối với các hoạt động của cơ quan Nhà nước, các đại biểu dân cử và cán bộ, công chức và viên chức Nhà nước theo quy định.
– Mẫu biên bản hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh là mẫu biên bản ghi lại quá trình diễn ra hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh với các nội dung và thông tin liên quan tới hội nghị
Biên bản hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh để ghi lại các nội dung và góp ý xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhân dân; đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.
2. Mẫu biên bản hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN HỘI NGHỊ CỦA BCH HỘI CỰU CHIẾN BINH
XÉT ĐỀ NGHỊ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHẾ ĐỘ
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 20……
Tại xã (phường) ……..
huyện (quận) tỉnh (thành phố) …….
Chúng tôi gồm:
1. BCH Hội Cựu chiến binh xã (phường) ……
Tổng số ……. có mặt ….. vắng mặt ……..
2. Đại biểu Cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ ……
Đã họp để xem xét, đề nghị đối tượng hưởng chế độ (hàng tháng; một lần): …….theo Quyết định số …/…./QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm …… của Thủ tướng Chính phủ.
Nhất trí xác nhận:
Ông (bà): …… Bí danh ……. sống, chết.
Sinh năm …….., Từ trần ngày ….. tháng …… năm …….
Quê quán: …….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……
Là quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước được hưởng chế độ.
Nhập ngũ: Ngày ……. tháng …… năm …… Tái ngũ: Ngày …… tháng ….. năm …….
Phục viên, xuất ngũ: Ngày …… tháng …… năm ……
Tổng thời gian công tác thực tế trong Quân đội được tính hưởng chế độ là …… năm ….. tháng.
Số tiền trợ cấp: ……… đồng/ ….. (Bằng chữ: ….
……..)
Đã và đang được hưởng chế độ nghỉ hưu, bệnh binh, mất sức lao động hang tháng (hoặc chưa được hưởng chính sách gì): ….
Các giấy tờ của đối tượng còn lưu giữ: …….
Đề nghị cấp trên xem xét và giải quyết cho đối tượng là ông (bà) …….. hoặc thân nhân của đối tượng là ông (bà) …… được hưởng chế độ theo quy định hiện hành./.
TM. BAN CHẤP HÀNH
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh
– Ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh
– Nội dung cuộc gội nghị được ghi lại phải đầy đủ các phần có trong hội nghị
– Thay mặt ban chấp hành ký và ghi rõ họ tên
3. Một số quy định về hội nghị của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh:
Căn cứ dựa trên Điều lệ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam quy định:
Tại điều 14 quy đinh về đại hội như sau:
– Đại hội cấp nào do ban chấp hành cấp đó triệu tập theo kỳ hạn quy định. Khi ban chấp hành xét thấy cần thiết hoặc khi có hơn một phần hai số tổ chức Hội trực thuộc yêu cầu và được ban chấp hành cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội bất thường.
– Đại biểu dự đại hội gồm đại biểu do bầu cử từ cấp dưới lên và các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội.
Khi cần thiết ban chấp hành triệu tập đại hội được chỉ định một số đại biểu, nhưng không quá năm phần trăm tổng số đại biểu được triệu tập.
– Sau khi ban chấp hành mới được bầu, đoàn chủ tịch đại hội ủy nhiệm từ một đến ba ủy viên trong số các ủy viên được bầu, làm nhiệm vụ triệu tập ban chấp hành mới họp phiên đầu tiên để bầu ban thường vụ, chủ tịch, các phó chủ tịch (trong ban thường vụ) và bầu ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra (trong số ủy viên ban kiểm tra), số lượng ủy viên ban thường vụ không quá một phần ba tổng số ủy viên ban chấp hành.
3.1. Đại hội đại biểu toàn quốc của hội cựu chiến binh:
– Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội thường lệ năm năm một lần, có nhiệm vụ: Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ vừa qua, quyết định phương hướng nhiệm vụ, chương trình công tác nhiệm kỳ tới, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội.
– Ban Chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, xây dựng và định hướng nội dung hoạt động, chỉ đạo các chương trình, kế hoạch hoạt động các mặt công tác của Hội giữa hai kỳ Đại hội. Ban Chấp hành Trung ương Hội đại diện cho Hội quan hệ với các cơ quan Nhà nước, với các ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương, với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.
– Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu ra Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Ban Kiểm tra, Trưởng Ban Kiểm tra của Hội. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ và ủy viên Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định.
– Ban Chấp hành Trung ương Hội họp thường lệ sáu tháng một lần, họp bất thường khi cần. Ban Thường vụ họp thường lệ sáu tháng một lần, họp bất thường khi cần, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành.
– Khi khuyết Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội thì hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu cử bổ sung cho đủ số lượng do Đại hội đại biểu toàn quốc đã quyết định. Trường hợp cần tăng thêm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội do hội nghị Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
3.2. Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
– Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường lệ năm năm một lần, có nhiệm vụ: Thảo luận văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Hội, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ vừa qua, quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, bầu ban chấp hành, bầu đại biểu dự đại hội cấp trên.
– Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố có nhiệm vụ: Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội và nghị quyết của đại hội cấp mình; tham gia xây dựng và cụ thể hoá các nghị quyết, chương trình, phong trào của Hội; chỉ đạo công tác của Hội ở địa phương giữa hai kỳ đại hội; đại diện cho Hội quan hệ với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội ở tỉnh, thành phố.
– Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bầu ra ban thường vụ, chủ tịch, các phó chủ tịch và bầu ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra.
– Ban chấp hành họp thường lệ sáu tháng một lần, họp bất thường khi cần. Ban thường vụ họp sáu tháng một lần, họp bất thường khi cần, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của ban chấp hành.
3.3. Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị tương đương:
– Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị tương đương thường lệ năm năm một lần, có nhiệm vụ: Thảo luận văn kiện của ban chấp hành Hội cấp trên, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ vừa qua, quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, bầu ban chấp hành, bầu đại biểu dự đại hội cấp trên.
– Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện nghị quyết của ban chấp hành tổ chức Hội cấp trên và nghị quyết của đại hội cấp mình; hướng dẫn các tổ chức cơ sở Hội thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, phong trào của Hội; chỉ đạo công tác Hội ở địa phương giữa hai kỳ đại hội; phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động chính trị ở địa phương.
– Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị tương đương bầu ra ban thường vụ, chủ tịch, các phó chủ tịch và bầu ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra.
– Ban chấp hành họp thường lệ ba tháng một lần, họp bất thường khi cần. Những địa bàn có khó khăn đặc biệt, họp thường lệ sáu tháng một lần, do Ban Chấp hành Trung ương Hội hướng dẫn. Ban thường vụ họp ba tháng một lần, họp bất thường khi cần, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của ban chấp hành.