Để được công nhận những sáng kiến này và để đưa sáng kiến vào hoạt động thì cần được hội đồng xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm xem xét và phê chuẩn. Như vậy, để cá nhân, tổ chức được hội đồng xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản hội đồng xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Mẫu biên bản hội đồng xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc công nhận sáng kiến kinh nghiệm. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin thời gian, địa điểm họp, thành phần tham gia, nội dung công nhận…
Mẫu biên bản hội đồng xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm được lập ra để ghi chép lại nội dung việc họp hội đồng xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm và là căn cứ để cơ sở ban ngành liên quan khác dựa vào đó để làm việc.
2. Mẫu biên bản hội đồng xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
BIÊN BẢN
Hội đồng xét công nhận sáng kiến năm học ….-……
Huyện (TP, TX) …
I. Thời gian: …
II. Địa điểm: …
III. Thành phần
Chủ tịch Hội đồng …
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng …
Thư ký: …
Các ủy viên (có danh sách kèm theo)
IV. Tiến trình làm việc
…
V. Kết quả:
1.Tổng số SK đề nghị cấp cơ sở: …Trong đó:
– Số SK bậc học mầm non: …
– Số SK bậc học tiểu học: …
– Số SK cấp THCS: …
2. Tổng số SK được công nhận cấp cơ sở …, tỉ lệ …
– Số SK bậc học mầm non: …tỉ lệ: …%
– Số SK bậc học tiểu học: …tỉ lệ: …..%.
– Số SK cấp THCS: …tỉ lệ: ….%.
3.Tống số SK được đề nghị công nhận cấp ngành: … tỉ lệ……
Đánh giá chung về phong trào viết và áp dụng SK năm học … (So sánh với năm học ….-……. về số lượng, chất lượng) …
Biên bản đã được Hội đồng xét công nhận sáng kiến huyện … thông qua ngày…. tháng…. năm ……
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Họ tên và chữ ký)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản hội đồng xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm:
Ghi rõ thông tin về biên bản được thành lập lúc mấy giờ, ngày … tháng … năm…
3. Một số quy định về xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm:
3.1. Điều kiện công nhận sáng kiến:
Điều kiện để cá nhân được công nhận là sáng kiến của mình thì sáng kiến đó phải có giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, bên canh đó sáng kiến phải có tính mới và khả năng mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến được hiểu như giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác định, bao gồm: là các sản phẩm, dưới các dạng: vật thể; chất; vật liệu sinh học; hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi và sáng kiến phải được thực hiện dựa trên quy trình
Giải pháp quản lý ở đây được hiểu là sáng kiến phải có cách thức tổ chức và điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có: phương pháp tổ chức công việc, phương pháp điều hành, kiểm tra và giám sát công việc.
Giải pháp tác nghiệp dưới góc độ pháp lý được quy định bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong sáng kiến của cá nhân và nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào có phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính, phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá, phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện còn cả phương pháp huấn luyện động vật;…
Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sáng kiến được biết đến là phương pháp và cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn hoặc một sáng kiến được coi là có tính mới khi trong phạm vi một cơ sở nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hoặc áp dụng lần đầu, sáng kiến của cá nhân đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: sáng kiến mới phải không được trùng với nội dung của sáng kiến trong đơn đăng ký sáng kiến đã nộp trước đó, sáng kiến phải là sáng kiến chưa được công bố, sử dụng và mô tả bằng văn bản hay bất kỳ dưới hình thức nào điều quan trọng là sáng kiến đó chưa được bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được, không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến, chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
3.2. Thủ tục và hồ sơ xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm:
Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến
Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến cấp cơ sở, bao gồm:
– Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở (theo mẫu tại Phụ lục Ia);
– Báo cáo sáng kiến cấp cơ sở (theo mẫu tại Phụ lục Ib);
(Số lượng bản sao tùy theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở)
Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến cấp tỉnh, bao gồm:
Hồ sơ sáng kiến của mỗi cá nhân đủ điều kiện xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh, bao gồm:
– Giấy chứng nhận sáng kiến cấp cơ sở, 01 bản phô tô;
– Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh (theo mẫu tại Phụ lục Ia), 01 bản chính;
– Báo cáo sáng kiến cấp tỉnh (theo mẫu tại Phụ lục Ib), 01 bản chính và 12 bản sao;
– Các tài liệu, văn bằng, chứng chỉ, kết quả và lợi ích mang lại (nếu có).
Hồ sơ của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở yêu cầu công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho các cá nhân của từng đơn vị, bao gồm:
– Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh của Thủ trưởng cấp cơ sở (trong đó có danh sách sáng kiến đề nghị kèm theo và có phân công cán bộ đầu mối để tiện việc liên hệ công tác), 01 bản chính;
– Quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở;
– Biên bản họp Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở, 01 bản chính.
3.3. Hội đồng sáng kiến:
Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở được thành lập là do thủ trưởng cấp cơ sở trực tiếp ra quyết định thành lập Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở không những vậy thủ trưởng cấp cơ sở còn trực tiếp ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở.
– Theo như quy định của pháp luật thì thành phần Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở bao gồm:
+ Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo hội đồng sáng kiên là Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch hội đồng được biết đến là thủ trưởng cơ quan, tổ chức; Dưới Chủ tịch Hội đồng sáng kiến là Phó chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng chỉ định phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc góp ý kiến và quyết định đánh giá, thẩm định các việc đánh giá sáng kiến; Ngoài chủ tịch hội đồng và Phó chủ tịch Hội đồng thì hội đồng sáng kiên còn bao gồm các ủy viên là những thành viên có trình độ quản lý chuyên môn, kỹ thuật, có năng lực đánh giá, thẩm định các sáng kiến. Riêng đối với các lĩnh vực có chuyên môn sâu nên thành lập Hội đồng chuyên ngành.
+ Bên cạnh hội đồng sáng kiên thì còn có thường trực Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở: Đối với cấp huyện, thành phố là Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện, Phòng Kinh tế Thành phố; Đối với cấp Sở, ban, ngành, đoàn thể,… là phòng chuyên môn được giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động sáng kiến.
Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh có cơ cấu tổ chức cũng gồm chủ tịch hội đồng và phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ như hội đồng sáng kiến ở cấp cơ sở chỉ khác nhau ở Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh là Sở Khoa học và Công nghệ chứ không giống ở cấp cơ sở.
3.4. Nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng sáng kiến:
– Thường trực Hội đồng sáng kiến thực hiện nhiệm vụ của mình là tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến của cá nhân, tổ chức tạo ra sáng kiến sau đó thì Thường trực Hội đồng sáng kiến đưa ra dự kiến thời gian hợp hội đồng; Thường trực Hội đồng sáng kiến phân loại, tổng hợp, chuẩn bị tài liệu phiên họp xét, đánh giá của Hội đồng và chuyển đến các ủy viên Hội đồng trước khi họp; tổ chức họp Hội đồng xét, công nhận sáng kiến của một cá nhân hoặc tổ chức
– Sau khi Hội đồng xét, công nhận sáng kiến họp thì thường trực Hội đồng sáng kiến thiếp tục thực hiện công việc của mình đó là hoàn thiện biên bản và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận sáng kiến cho những trường hợp đủ điều kiện.
– Không những thế mà Thường trực Hội đồng sáng kiến có trách nhiệm bảo quản và lưu trữ hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến và các tài liệu kèm theo, Thường trực Hội đồng sáng kiến phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin cần được bảo mật theo yêu cầu của tác giả sáng kiến.
– Riêng đối với Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở có thêm nhiệm vụ gửi Hồ sơ của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở yêu cầu công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho các cá nhân của từng đơn vị cùng với Hồ sơ sáng kiến của các cá nhân đủ điều kiện xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh về cho Thường trực Hội đồng sáng kiến tỉnh. còn Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh thì không cần phải thực hiện công việc này như Thường trực Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở.
Trên đây là bài viết về mẫu biên bản hội đồng xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm chi tiết nhất. Mời quý bạn đọc tham khảo.