Tranh chấp lao động được giải quyết thông qua các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài, tư pháp tòa án. Trong đó, hoà giải vừa được coi là phương thức vừa được coi là thủ tục khi giải quyết tranh chấp lao động.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp lao động mới nhất:
ỦY BAN NHÂN DÂN: … PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Vào lúc … giờ …, ngày … tháng … năm …, tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận/huyện …
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ:
A/ Cấp Quận: …
1/ Họ tên: … – Hòa giải viên
2/ Họ tên: … – Thư ký
B/ Nguời sử dụng lao động (đại diện doanh nghiệp và cơ sở )
Tên đơn vị: …
Địa chỉ: …
Số điện thoại: …
Số lao động: …
Họ và tên: …
Chức vụ: … (có
C/ Người lao động (người khiếu kiện hoặc đại điện người khiếu kiện)
Họ và tên: …
Địa chỉ thường trú số: …
Số điện thoại: …
II. NỘI DUNG TRANH CHẤP:
Ông/bà: … khiếu nại công ty …
Vì lí do: …
III. TÀI LIỆU CHỨNG CỨ LIÊN QUAN ĐẾNN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG: …
IV. Ý KIẾN CÁC BÊN:
Ý kiến người lao động: …
Ý kiến công ty: …
Ý kiến hòa giải của hòa giải viên: …
V. PHƯƠNG ÁN HÒA GIẢI CỦA HÒA GIẢI VIÊN …
VI. KẾT THÚC CUỘC HỌP …
THƯ KÝ (Ký ghi rõ họ tên) | HÒA GIẢI VIÊN (Ký ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI LAO ĐỘNG (Ký ghi rõ họ tên) | NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Ký ghi rõ họ tên) |
2. Nguyên tắc trong quá trình hòa giải hòa giải tranh chấp lao động:
Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải các bên đương sự và người hòa giải phải tôn trọng những nguyên tắc như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng bảo đảm để các bên tự thương lượng quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động. Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản của hòa giải. Vì bản chất của hòa giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên chủ thể trong tranh chấp đạt được thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện Hòa giải viên không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực gượng ép buộc các bên chủ thể của tranh chấp phải chấp nhận thỏa thuận mà không phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình. Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động mang tính chất tự nguyện, đồng thời tranh chấp lao động mang bản chất của một tranh chấp dân sự nên quyền tự định đoạt của hai bên chủ thể tranh chấp luôn được đề cao và tôn trọng. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì trong bất kỳ giai đoạn nào của việc giải quyết tranh chấp lao động, các cơ quan có trách nhiệm giải quyết tranh chấp lao động đều phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên chủ thể.
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm thực hiện hòa giải, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chính của xã hội, không trái pháp luật. Nguyên tắc này mang tính pháp lý cao và thường được áp dụng cho mọi loại hình hòa giải mà các bên chủ thể lựa chọn, kể cả việc hòa giải được thực hiện bởi tòa án hay bởi tổ chức trọng tài. Hòa giải viên không thể vì mục đính kết quả hòa giải thành mà làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Việc hòa giải phải tuân thủ nguyên tắc không xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng. Tranh chấp lao động chỉ được giải quyết dứt điểm và có hiệu quả cao khi người hòa giải phải nằm vững và vận dụng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nhất là những quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ lao động, bên cạnh đó cần căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Các bên chủ thể tranh chấp không được dùng kết quả hòa giải vào mục đích xấu như làm lợi thế hoặc tư liệu chính thức để sử dụng vào mục đích khởi kiện hoặc mục đích khác nhằm chống lại bên kia.
Thứ ba, nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Tranh chấp lao động thường để lại hậu quả không tốt cho cả người sử dụg lao động và người lao động, gây ảnh hưởng xấu, thiệt hại cho trật tự và lợi ích chung của xã hội, vậy nên việc giải quyết các tranh chấp lao động cần phải được công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của đại diện các bên chủ thể trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Nguyên tắc này trước hết đòi hỏi tổ chức công đoàn tham gia vào việc hòa giải các tranh chấp lao động cá nhân. Công đoàn là đại diện người lao động với mục đích bảo vệ quyền lợi của người lao động xuất phát từ nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là bảo vệ quyền lợi của người lao động. Đối với tranh chấp lao động tập thể hoặc những tranh chấp có quy mô lớn có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, việc tham gia của không chỉ đại diện người lao động mà còn có cả đại diện của người sử dụng lao động (tổ chức đại diện người sử dụng lao động) là một việc cần thiết. Đại diện các bên thường là người am hiểu pháp luật, các điều kiện của các bên, từ đó có thể giúp cho hòa giải viên có cách giải quyết phủ hợp. Bên cạnh đó, đảm bảo vai trò của các cơ quan đại diện các bên trong hòa giải tranh chấp lao động còn nhằm cụ thể mối quan hệ của cơ chế hai bên.
Thứ năm, nguyên tắc bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tín của các bên tranh chấp, bảo vệ bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động trong quá trình hòa giải. Hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp thân thiện, tự nguyên, mang tính chất riêng tư giữa người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động trong đó các bên trao đổi trực tiếp, thẳng thắn về những vần để tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, những tài liệu, chứng cứ có thể được đưa ra nhằm chứng minh các yêu cầu trong tranh chấp. Những tài liệu, chứng cứ hay những thông tin đó có thể liên quan đến danh dự, nhân phẩm uy tín của những người tham gia tranh chấp hoặc liên quan đến bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp (người sử dụng lao động). Người hòa giải trong trường hợp này phải đảm bảo không khi thân thiên, riêng tư, tin tưởng lẫn nhau của các bên tranh chấp cũng như sự tin tưởng vào sự độc lập, công tâm của người hòa giải. Những thông tin mang tính riêng tư hay bí mật của doanh nghiệp có thể được sử dụng nhưng với mục đích là nhằm chứng minh cho sự kiện hoặc là chứng cứ cho những yêu câu nhưng không được sử dụng tạo sức ép cho các bên tranh chấp khiên họ ảnh hưởng đến uy tin hoặc sợ lộ bí mật, bí quyết kinh doanh mà phải nhượng bộ một hoặc một số vẫn đề một cách ép buộc, miễn cưỡng và không công bằng.
3. Bản chất của hòa giải tranh chấp lao động:
Trong quá trình hòa giải, các bên tranh chấp với sự trợ giúp của bên thứ ba trung lập – người hòa giải để tìm ra những cách thức khác nhau, các phương án khả quan có thể tạo nên điểu kiện tốt nhất cho sự đồng thuận giữa các bên. Không chỉ là sự trợ giúp về các phương án giải quyết tranh chấp, người hòa giải còn có trách nhiệm giúp các bên chủ thể cả về thủ tục, về tinh thần, thái độ khi tham gia giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, trên tất cả là quyền tự định đoạt của các bên chủ thể trong chấp. Người hòa giải không phải là người có quyền áp đặt ý chí, bắt tranh buộc các bên tranh chấp phải tuân theo quyết định hòa giải thành của vụ tranh chấp, nên các bên tranh chấp phải lựa chọn và đi đến quyết định về kết quả hoa giải thành cho tranh chấp đó. Do vậy, hòa giải tranh chấp là quá trình các bên tranh chấp tư thương lương (tự định đoạt) với sự hỗ trợ của người thứ ba độc lập để giải quyết tranh chấp lao động phát sinh giữa các bên chủ thể với nhau. Sự trợ giúp của người hòa giải – bên thứ ba độc lập là rất quan trong nhưng không thể giữ vai trò quyết định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: