Biên bản hòa giải không thành là văn bản ghi lại toàn bộ quá trình diễn biến của cuộc hòa giải vụ án dân sự nói chung, trong đó có hôn nhân gia đình. Dưới đây là mẫu biên bản hòa giải ly hôn không thành mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản hòa giải ly hôn không thành mới nhất:
Xã, phường, thị trấn:… Thôn, tổ dân phố:… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BIÊN BẢN HÒA GIẢI LY HÔN
(Không thành)
Căn cứ quy định tại …
Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm…, tại địa điểm …, tổ hòa giải … tiến hành hòa giải.
1. Thành phần hòa giải:
– Ông (bà): … Chức vụ: …
– Ông (bà): … Chức vụ: …
– Ông (bà): … Chức vụ: …
2. Các bên tham gia hòa giải, gồm:
* Bên A:
– Họ và tên: …, sinh năm: …
– Địa chỉ nơi ở hiện tại: …
– Số điện thoại liên hệ:
– Số căn cước công dân: … Cấp tại: … Cấp ngày: …
* Bên B:
– Họ và tên: …, sinh năm: …
– Địa chỉ nơi ở hiện tại: …
– Số điện thoại liên hệ:
– Số căn cước công dân: … Cấp tại: … Cấp ngày: …
* Người có liên quan đến vụ, việc hòa giải (nếu có):
– Họ và tên: …, sinh năm: …
– Địa chỉ nơi ở hiện tại: …
– Số điện thoại liên hệ:
– Số căn cước công dân: … Cấp tại: … Cấp ngày: …
3. Nội dung hòa giải: …
4. Kết quả hòa giải: …
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận. Biên bản được lập thành … giao cho các bên mâu thuẫn, tranh chấp và lưu tại tổ hòa giải giữ … bản.
Bên vợ | Bên chồng | Người có liên quan (nếu có) |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) |
ĐẠI DIỆN TỔ HÒA GIẢI
Hòa giải viên
(Ký, ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn viết mẫu biên bản hòa giải ly hôn không thành:
Trong quá trình hòa giải ly hôn, không phải cuộc hoà giải nào cũng thành công. Nếu hòa giải không thành thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải lập biên bản hòa giải ly hôn không thành theo quy định của pháp luật. Biên bản hòa giải không thành là văn bản ghi lại toàn bộ diễn biến trong quá trình hòa giải vụ án ly hôn, tuy nhiên không đạt kết quả giữa hai bên vợ chồng. Biên bản hòa giải không thành có giá trị xác định việc tòa án đã tiến hành giải quyết vụ án ly hôn đó nhưng không đạt kết quả trên thực tế và là một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa vụ việc ra xét xử theo quy định của pháp luật. Mẫu biên bản hòa giải ly hôn không thành được xem là biên bản được lập sau khi tiến hành thủ tục hòa giải tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là biên bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên vợ chồng về các vấn đề liên quan đến ly hôn, tài sản và con cái do các chủ thể có thẩm quyền đứng giữa để giải quyết. Mẫu biên bản hòa giải ly hôn không thành gia phải nêu rõ thông tin của các bên, thời gian diễn ra phiên hòa giải và nội dung của cuộc hoà giải … cùng một số nội dung cơ bản sau:
– Thông tin về quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Thông tin tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết;
– Thông tin về ngày tháng năm tiến hành cuộc hòa giải ly hôn;
– Thông tin về địa điểm tiến hành hòa giải ly hôn và những người tiến hành tố tụng;
– Thành phần tham gia phiên hòa giải (thư ký, cán bộ tư pháp xã, cán bộ địa chính xã, công an, trường thôn, hội phụ nữ …);
– Ý kiến của các đương sự và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự;
– Nội dung đã được các đơn sự thống nhất và không thống nhất;
– Những sửa đổi và bổ sung theo yêu cầu của người tham gia quá trình hòa giải ly hôn;
– Thông tin về thời gian phiên họp, chữ ký của các bên và người có thẩm quyền.
Cách lập biên bản hòa giải ly hôn không thành như sau:
– Phải ghi tên tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành hòa giải. Nếu là tòa án nhân dân cấp huyện thì cần phải ghi rõ tòa án nhân dân huyện nào và thuộc tỉnh thành phố nào. Nếu là tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần phải ghi rõ tòa án nhân dân tỉnh thành phố nào;
-Ghi rõ số ký hiệu vào ngày tháng năm được thụ lý vụ án;
– Ghi đầy đủ ý kiến trình bày và tranh luận của những người tham gia hòa giải về vụ việc ly hôn;
– Nội dung mà những người tham gia hòa giải không thành thật được;
– Ghi họ tên và tư cách đương sự của những người tham gia phiên hòa giải.
3. Cần phải làm gì khi hòa giải ly hôn không thành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoac giải phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải. Bên cạnh đó thì có thể nói, căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có ghi nhận về việc khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thì tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Theo đó, Điều 205 của
– Thẩm phán phổ biến cho các đường sự về quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự có liên quan hiểu về hậu quả pháp lý của việc hòa giải, họ có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
– Những người có liên quan trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị đơn, đề xuất những vấn đề cần hòa giải và hướng giải quyết vụ án, người tham gia phiên họp hòa giải trình bày và phát biểu ý kiến;
– Khi các đương sự trình bày hết ý kiến của mình thì thẩm phán xác định các vấn đề mà đương sự đã thống nhất và chưa thống nhất, yêu cầu các đương sự bổ sung về những nội dung chưa rõ và chưa thống nhất, sau đó kết luận về những vấn đề các đương sự thống nhất và chưa thống nhất.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp hòa giải ly hôn không thành, thì sẽ xử lý như sau:
– Đối với trường hợp hòa giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại tòa án, nếu như hòa giải không thành, thì hoàn toàn có thể nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo thủ tục tố tụng dân sự;
– Đối với trường hợp hòa giải sau khi đã nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại tòa, hòa giải không thành trước khi xét xử thì tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ tiến hành xét xử theo yêu cầu đã chấp nhận trước đó của nguyên đơn hoặc bị đơn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.