Biên bản giao, nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động là văn bản mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy, Biên bản giao, nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động là gì? Được dùng để làm gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Bên bản giao nhận tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ tai nạn lao động là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động:
- 3 3. Hướng dẫn cách lập biên bản giao nhận:
- 4 4. Các lưu ý khi giao nhận và xử lý chế độ tai nạn lao động:
- 5 5. Tham khảo mẫu biên bản liên quan:
1. Bên bản giao nhận tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ tai nạn lao động là gì?
Mẫu biên bản giao, nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động là mẫu biên bản được lập ra khi có sự giao, nhận về tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động.
Mẫu biên bản giao, nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động được dùng để ghi chép lại sự giao nhận các đổ vật, tài liệu, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động đã xảy ra.
2. Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày….tháng…năm…..
BIÊN BẢN GIAO, NHẬN
Tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động
Hồi ………. giờ …. ngày ………. tháng ………. năm …Tại …………(1)
– Căn cứ ………. Số ……….(2)
– Chúng tôi gồm:
Người giao: ……… Cấp bậc …………. Chức vụ ……….(3)
Đơn vị: ………..(4)
Người nhận: ………… Cấp bậc ………… Chức vụ ….(5)
Đơn vị …………(6)
Tiến hành giao nhận: …….(7)
Tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra ngày…..tháng……năm……….. tại …………(8)
Họ và tên những người bị nạn …….(9)
Sinh ngày …… tháng ….. năm ….. tại …….(10)
Nơi ĐKNKTT ……(11)
Giấy chứng minh nhân dân ………. (hoặc hộ chiếu) số …………… cấp……ngày…..tháng…..năm………… nơi cấp ………..(12)
Cơ quan, đơn vị, cơ sở quản lý người bị nạn: ………..(13)
Tài liệu gồm có ………… tập, tổng số …………… trang.(14)
(kèm theo bản thống kê tài liệu có trong hồ sơ vụ tai nạn lao động)
Tổng cộng ………..
Kèm theo các đồ vật, phương tiện: (ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, tình trạng)…(15)
Tổng cộng ……… khoản.
Việc giao nhận kết thúc hồi …………. giờ ………… cùng ngày, Biên bản này lập thành 03 bản (người giao 01 bản, người nhận 01 bản, đưa vào hồ sơ tai nạn lao động 01 bản). (16)
BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn cách lập biên bản giao nhận:
(1): Điền ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản
(2): Điền căn cứ lập biên bản
(3): Điền tên người giao, chức vụ, cấp bậc
(4): Điền đơn vị công tác của người giao
(5): Điền tên người nhận, chức vụ, cấp bậc
(6):Điền đơn vị công tác của người nhận
(7): Điền nội dung giao nhận
(8): Điền ngày, tháng, năm giao nhận
(9): Điền họ tên những người bị tai nạn
(10): Điền ngày, tháng, năm sinh của những người bị tai nạn
(11): Điền nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của những người bị tai nạn
(12): Điền số chứng minh nhân dân/ hộ chiếu
(13): Điền tên cơ quan, đơn vị, cơ sở quản lý của người bị tai nạn
(14): Điền tài liệu giao nhận
(15): Điền các thông tin về đồ vật, tài liệu kèm theo.
(16):Điền ngày, giờ kết thúc biên bản
4. Các lưu ý khi giao nhận và xử lý chế độ tai nạn lao động:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
– Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố
– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động…
Hướng dẫn điều tra tai nạn lao động của Đoàn cơ sở:
Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ- CP, khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc làm bị thương nặng 01 người lao động thì phải thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở (gọi tắt là Đoàn).
Theo đó, Đoàn sẽ tiến hành:
– Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
– Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan;
– Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết);
– Phân tích: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn tương tự hoặc tái diễn;
– Lập Biên bản điều tra tai nạn lao động (theo mẫu);
– Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động (theo mẫu);
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Đoàn gửi Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động.
5. Tham khảo mẫu biên bản liên quan:
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày…… tháng ….. năm ….
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
—– (Nhẹ hoặc nặng) —-
1/ Cơ sở và người sử dụng lao động:
– Tên, địa chỉ cơ sở xảy ra tai nạn lao động:…..
– Số điện thoại, Fax, Email:………..
– Tên, địa chỉ người sử dụng lao động:…………
– Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở:………
– Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở):……
– Loại hình cơ sở:……..
– Tên, địa chỉ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có):……………
2/ Địa phương:…………….
3/ Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ của từng người):….
4/ Những người tham dự điều tra (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người):…….
5/ Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
– Họ tên:……..
– Giới tính:…….. Nam/Nữ:……. Năm sinh:………
– Nghề nghiệp:………….
– Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:…….năm……..
– Tuổi nghề:…. năm….. mức lương:….. đồng; bậc thợ (nếu có):……….
– Loại lao động:………..
– Có
– Nơi làm việc:……….
– Nơi thường trú:……….
– Quê quán:……..
– Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):……………
– Huấn luyện ATVSLĐ (có hay không):……
6/ Thông tin về vụ tai nạn:…………..
– Ngày, giờ xảy ra tai nạn: ngày……./……/………, ….. giờ…… phút
– Giờ bắt đầu làm việc:……………
– Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:…
– Nơi xảy ra tai nạn lao động:……….
7/ Tình trạng thương tích:…………
– Vị trí vết thương:……………..
8/ Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:……..
9/ Diễn biến của vụ tai nạn lao động:……….
10/ Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:…….
11/ Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:………..
– Nội dung công việc:……..
– Người có trách nhiệm thi hành:……..
– Thời gian hoàn thành:……..
12/ Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:….
13/ Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
– Chi phí do người sử dụng lao động trả: Tổng số………… đồng,
Trong đó:
+ Chi phí y tế:……… đồng;
+ Trả lương trong thời gian điều trị:…… đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp:……… đồng;
– Thiệt hại tài sản:………. đồng.
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA
(ký, ghi rõ họ tên)
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA
(ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản)
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)