Việc đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện ma túy uy tín là một trong những giải pháp làm giảm thiểu thiệt hại do tệ nạn này gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về biên bản giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
- 4 4. Một số vấn đề liên quan tới việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
1. Biên bản giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là gì?
Tệ nạn ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều hoạt động của xã hội vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chính sách, chế tài chặt chẽ quy định về việc tiến hành đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc. Mẫu biên bản giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biểu mẫu quan trọng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với việc giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện giữa bên giao và bên nhận.
Mẫu biên bản ghi chép giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện. Mẫu nêu rõ thông tin cơ bản của bên giao, bên nhận và tình trạng sức khỏe của người nghiện ma túy, nội dung giao nhận người,…
2. Mẫu biên bản giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…………, ngày…….tháng……năm……
BIÊN BẢN
Giao, nhận người có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Vào hồi …. giờ … ngày … tháng …. năm ….tại…
Chúng tôi gồm:
BÊN GIAO
Công an (xã, huyện, tỉnh): …
Đại diện là (ông/bà): ….. Cấp bậc ….…… Chức vụ: ……
BÊN NHẬN
Cơ sở cai nghiện bắt buộc (tên cơ sở) ……
Địa chỉ: ……
Đại diện là (ông/bà): …… Chức vụ: …..
Tiến hành lập biên bản bàn giao, nhận người có lai lịch như sau :
Họ và tên :……. Nam/nữ……Tên gọi khác :…..
Sinh ngày … tháng …. năm ….; Nguyên quán:….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……
Về việc thực hiện Quyết định số: ………/QĐ-UBND ngày …tháng ……năm……….của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn…….
về việc giao cho Trung tâm tiếp nhận để quản lý trong thời gian xác minh làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Tình trạng sức khỏe: ……
Hồ sơ, tài liệu kèm theo gồm ……
Tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo: ……
Biên bản này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Biên bản lập xong hồi ………. giờ .…phút…. cùng ngày, đã đọc lại cho các bên nghe, không có ý kiến khác và cùng ký tên dưới đây./.
BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản giao nhận người đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản giao, nhận người có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian lập biên bản và địa điểm tiếp công dân.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ bản của bên giao. (Địa chỉ công an nơi giao nhận người nghiện ma túy, họ tên và chức vụ của đại diện cơ quan,…)
+ Thông tin cơ bản của bên nhận. (Tên cơ sở cai nghiện, địa chỉ cơ sở cai nghiện, người đại diện,…)
+ Thông tin cơ bản của người bị giao nhận (Lai lịch, tình trạng sức khỏe, các giấy tờ, hồ sơ khác,…)
– Phần cuối biên bản:
+ Ghi cụ thể thời gian kết thúc lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của bên giao.
+ Ký và ghi rõ họ tên của bên nhận.
4. Một số vấn đề liên quan tới việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
– Theo Khoản 1 Điều 1
“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Nghiện ma túy không chỉ làm cho sức khỏe của bản thân người nghiện bị giảm sút, mất khả năng lao động, học tập, thần kinh người nghiện bị tổn hại, mà còn ảnh hưởng đến xã hội, gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người… Tội phạm và tệ nạn ma túy thực sự đã trở thành hiểm họa lớn, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ là nguy cơ đe dọa sự phát triển của giống nòi, gây mất ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội.
– Để ngăn chặn các tệ nạn xã hội nói chung và sự phát triển tệ nạn ma túy nói riêng cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy. Đối với công tác tuyên truyền cần đa dạng, phong phú hơn nữa về nội dung và hình thức nhằm giúp cho mọi người dân hiểu được tác hại của ma túy đối với đời sống cộng đồng. Tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của tệ nạn ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp, các chất tân dược gây nghiện, hình thức đổi mới công tác cai nghiện ma túy, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của xã hội về tệ nạn ma túy. Phản ánh, biểu dương, nhân rộng mô hình, điển hình trong công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện, Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn giúp đỡ người cai nghiện, người sau cai, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, học nghề, vay vốn, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng có hiệu quả. Công tác giáo dục, tuyên truyền cần có hình thức phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền. Cùng với truyền thông đại chúng, cần giáo dục trực tiếp, đưa nội dung phòng, chống ma túy vào các buổi học ngoại khóa của nhà trường, trung tâm văn hóa… nhằm giúp người dân có cái nhìn khách quan về ma túy.
+Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng trong việc giáo dục, phòng ngừa tệ nạn xã hội. Chính quyền các xã, phường, thị trấn cần gắn kết hơn nữa với các gia đình, với tổ tự quản của khu dân cư.
+ Chính quyền địa phương, gia đình, xã hội cần có sự phối hợp, trong công tác phòng, chống ma túy nhằm hạn chế tình hình nghiện ma túy trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần xóa bỏ mặc cảm của người nghiện ma túy khi trở về xã hội, giúp họ có sự hòa nhập cộng đồng khi trở về từ các cơ sở cai nghiện; đồng thời, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trên giúp họ có môi trường làm việc, sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo cuộc sống; để họ tái hòa nhập cộng đồng, tránh xa con đường tái nghiện.
+ Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý, giáo dục con em mình; bản thân người nghiện phải có nghị lực, rèn luyện, tu dưỡng để tránh xa tệ nạn ma túy.
+ Tăng cường các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao để giải trí, vui chơi lành mạnh, bổ ích đối với từng lứa tuổi tạo môi trường lành mạnh, để họ tránh xa những đối tượng xấu lôi kéo, xa ngã vào ma túy.
+ Cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, sự chung tay của cộng đồng trong công tác phòng, chống TNXH. Tăng nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác này từ nguồn ngân sách nhà nước cũng như từ nguồn xã hội hóa.
Các biện pháp trên nếu được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả thì chắc chắn tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy nói riêng sẽ được ngăn chặn và tiến tới bị loại ra khỏi đời sống xã hội.
– Quy trình, thủ tục lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ được chuẩn bị theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP
Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
Hồ sơ bao gồm:
– Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
–
– Bản sao giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn (nếu có).
Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
Hồ sơ bao gồm:
– Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
– Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc phiếu xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy tại thời điểm lập hồ sơ;
– Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.
Bước 2: Thông báo về việc lập hồ sơ
Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Văn bản thông báo gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 221/2013/Đ-CP:
– Họ và tên người vi phạm;
– Lý do lập hồ sơ đề nghị;
– Quyền của người được thông báo: người được thông báo có quyền đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ và phát biểu ý kiến về việc lập hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện;
– Địa điểm đọc hồ sơ;
– Thời gian đọc hồ sơ: thời gian đọc hồ sơ là 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 3: Gửi hồ sơ để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị
Hết thời hạn đọc hồ sơ, cơ quan lập hồ sơ đánh bút lục, lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, chuyển hồ sơ kèm theo văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khoản 4 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định như sau:
– Đối với hồ sơ của người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định được chuyển tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;
– Đối với hồ sơ của người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì chuyển hồ sơ tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và gửi Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp.
Bước 4: Xem xét, quyết định chuyển hồ sơ
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đối chiếu hồ sơ đề nghị với nội dung văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì đánh bút lục và lập thành hai bản, bản gốc chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện, bản sao lưu tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.