Qua quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật, có thể thấy, việc giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính diễn ra trong khá nhiều trường hợp, điển hình là việc chuyển giao hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục lục bài viết
1. Biên bản giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính là gì?
Trong thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật hiện nay, vi phạm hành chính thường được hiểu một cách chung nhất là hành vi vi phạm các quy tắc quản lý của Nhà nước, tuy không nghiêm trọng như tội phạm hình sự và bị xử lý theo thủ tục hành chính do những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành mà không phải là cơ quan Tòa án với các thủ tục tư pháp nhưng lại có những diễn biến phức tạp và xảy ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, gây tác hại đến trật tự quản lý hành chính, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và quá trình xây dựng xã công bằng, văn minh.
Theo giải thích tại Khoản 1, Điều 2
Hồ sơ vụ vi phạm hành chính là tập hợp tất cả các tài liệu, giấy tờ liên quan về một vụ việc vi phạm hành chính, đối với một cá nhân cụ thể, hồ sơ có thể bao gồm biên bản vi phạm hành chính, bản giải trình, văn bản xác minh tình tiết vi phạm hành chính,…
Giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính có thể diễn ra trong hai trường hợp cơ bản, đó là việc giao nhận trong (1) trường hợp chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc (2) chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính, tức là mối quan hệ giữa có quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Cụ thể hơn về hai trường hợp này, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
– Khoản 1, Điều 62 quy định rõ: “Khi xem xét vụ vi phạm để
– Khoản 1, Điều 63 cũng khẳng định rằng: “Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự,…..thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.”
Tuy nhiên, phải chỉ ra rằng, trong hai Điều 62 và Điều 63 không hề quy định đến trách nhiệm lập biên bản giao nhận hồ sơ, mà việc lập biên bản được thực hiện như một “cách truyền thống” có ý nghĩa quan trọng nên được cơ quan nhà nước thực hiện.
Biên bản giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính là văn bản được lập để nhận sự kiện bàn giao- nhận hồ sơ giữa bên bàn giao và bên nhận trên cơ sở thi hành Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính đã được ban hành trước đó.
Biên bản giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính được xem như “chứng cứ” xác thực cho việc đã thực hiện hoạt động chuyển giao hồ sơ trên thực tế, là thời điểm được ghi nhận rằng, cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn để giải quyết vụ việc. Biên bản là văn bản dùng để ghi chép lại toàn bộ quá trình và nội dung bàn giao, do đó, có thể đánh giá được quá trình tiến hành có đúng quy trình, có tuân thủ pháp luật hay không, biên bản bàn giao cũng là một trong các tài liệu sẽ được lưu trữ trong hồ sơ vụ vi phạm hành chính khi đã được cơ quan tiếp nhận. Biên bản này cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm của bên giao hay bên nhận trong việc để thiếu hay có sai sót, mất một số các tài liệu thuộc hồ sơ.
Thủ tục chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện như sau:
– Người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời, trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
– Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
Quy định trên thể hiện được mối liên hệ và khả năng phối hợp cần thiết giữa người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cơ quan tiến hành tố tụng. Một bên có nghĩa vụ chuyển giao và một bên có nghĩa vụ tiếp nhân, xem xét, đánh giá, và trả lời, điều quan trọng là phải quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo việc áp dụng chế tài phù hợp với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN(1)
——-
Số: …..…/BB-GNHS
BIÊN BẢN
Giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính*
Thi hành Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính số …./QĐ-CHS ngày …./…./… của(2) …
Căn cứ(3) …
Hôm nay, hồi …. giờ …. phút, ngày …../…../… tại(4)…
Chúng tôi gồm:
1. Đại diện bên giao:
Họ và tên: …, cấp bậc: ……, chức vụ: ….., đơn vị: ……
2. Đại diện bên nhận:
Họ và tên: ……, cấp bậc: ….., chức vụ: ….., đơn vị: …
2. Với sự tham gia của (nếu có)(5):
a) Họ và tên: ….. Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện nay: …
b) Họ và tên: ….. Nghề nghiệp: …
Nơi ở hiện nay: …
c) Họ và tên: …. Chức vụ: …
Cơ quan: …
Tiến hành giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính(6) …
Hồ sơ vụ vi phạm hành chính bàn giao gồm(7):
…
3. Ý kiến bổ sung khác (nếu có): …
Biên bản lập xong hồi…. giờ …. phút, ngày …./…/…, gồm …. tờ, được lập thành … bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; bên giao người bị tạm giữ giữ 01 bản và bên nhận người bị tạm giữ giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký tên)
(Ghi rõ cấp bậc, họ và tên)
NGƯỜI THAM GIA (9)
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký tên)
(Ghi rõ cấp bậc, họ và tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính (MBB14):
* Mẫu này được sử dụng để giao nhận hồ sơ vụ vi phạm hành chính.
(1) Ghi tên của cơ quan giao hồ sơ vụ vi phạm hành chính.
(2) Ghi chức vụ và cơ quan của người ra Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính.
(3) Ghi các căn cứ của việc bàn giao hồ sơ.
(4) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(5) Ghi thông tin về những người tham gia, như: Người làm chứng, người bị thiệt hại, đại diện chính quyền địa phương,…
(6) Ghi rõ tên, số hồ sơ vụ việc được chuyển giao.
(7) Ghi rõ số lượng tài liệu, tình trạng tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có trong hồ sơ bàn giao./.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 78/2019/TT-BQP quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.