Trong quá trình trưng cầu giám định việc giao nhận hồ sơ trưng cầu giám đinh là vô cùng quan trọng, phải được xác lập bằng biên bản giao nhận hồ sơ có chữ ký của các bên giao nhận.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định là gì?
- 2 2. Biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định:
- 3 3. Hướng dẫn lập biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định:
- 4 4. Quy định về trưng cầu giám định:
- 4.1 4.1. Cách thức giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định:
- 4.2 4.2. Biên bản giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định:
- 4.3 4.3. Hình thức giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định theo đường bưu chính:
- 4.4 4.4. Đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người:
- 4.5 4.5. Trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định:
- 4.6 4.6. Trưng cầu giám định:
1. Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định là gì?
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định là mẫu biên bản nêu rõ nội dung giao nhận, thông tin hồ sơ trưng cầu giám định được giao tại địa điểm, tời gian rõ ràng có xác nhận
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định là mẫu biên bản được lập ra để giao nhận về hồ sơ trưng cầu giám định và căn cứ xác nhận đã giao nhận hồ sơ tại thời gian, địa điểm, là căn cứ để xác định hồ sơ đã được giao cho bên nhận và ký kết xác nhận
2. Biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định:
Nội dung cơ bản của biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định như sau:
BỘ Y TẾ
TÊN TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH (1)
——-
Số:…./BBGNHSGĐ …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–———-———–
(2), ngày ….. tháng ….. năm…..
BIÊN BẢN GIAO, NHẬN
HỒ SƠ TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH
Vào lúc…..giờ…….phút, ngày….tháng….năm 20……
Tại: (địa điểm tiếp nhận)…
Chúng tôi gồm:
Bên giao:
Ông/ Bà: …… Chức vụ: ….. Điện thoại: …
Đại diện cơ quan, đơn vị: ……
Bên nhận:
Ông/ Bà: …… Chức vụ:… Điện thoại: …
Đại diện (ghi tên Tổ chức giám định): ……
Đã tiến hành giao, nhận hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần của đối tượng:
Họ và tên:….. Năm sinh: ….. Giới tính: ……
Nơi thường trú: ……
Hồ sơ bao gồm:
1. Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần số…….ngày…….tháng……năm ……. của: ……
2. Số lượng…… tài liệu/văn bản/bút lục, được đánh số từ 01 đến …. (có bảng kê kèm theo);
Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị như nhau.
Những người có tên trên đã đọc lại, nhất trí và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Người giao
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định:
(1): Ghi rõ tên của Tổ chức giám định (Viện/Trung tâm)
(2): Ghi rõ địa đanh tỉnh nơi Tổ chức giám định đặt trụ sở
– Tên biên bản: Biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định
– Thời gian lập biên bản
– Thông tin giao và bên nhận: Ông/ Bà, Chức vụ, Điện thoại, Đại diện cơ quan, đơn vị
– Đã tiến hành giao, nhận hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần của đối tượng:
Họ và tên, Năm sinh, Giới tính, Nơi thường trú
Hồ sơ bao gồm:
1. Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần của
2. Số lượng…… tài liệu/văn bản/bút lục, được đánh số từ 01 đến …. (có bảng kê kèm theo);
Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị như nhau.
– Bên giao và bên nhận ký xác nhận
4. Quy định về trưng cầu giám định:
Theo quy định tại Điều 27
4.1. Cách thức giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định:
Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
4.2. Biên bản giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định:
Khi giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định theo hình thức trực tiếp cần thành lập thành văn bản với nội dung cơ bản như sau:
– Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
– Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
– Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
– Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
– Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
– Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
4.3. Hình thức giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định theo đường bưu chính:
Hình thức gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định như lập biên bản đối với hình thức trực tiếp nêu trên.
4.4. Đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người:
Đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định quản lý đối tượng giám định trong quá trình thực hiện giám định.
4.5. Trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định:
Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.6. Trưng cầu giám định:
Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự quy định về trưng cầu giám định như sau:
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của
2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
(Theo Khoản 1 Điều 206 Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015)
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định khi xét thấy các trường hợp như Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.
a) Xác định vấn đề chuyên môn cần làm rõ dưới dạng các câu hỏi;
b) Yêu cầu tổ chức hoặc người giám định tiến hành giám định tư pháp theo trình tự, thủ tục luật định ;
c) Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc giám định như điều kiện về thời gian, số lượng, chất lượng đối tượng giám định.
Trưng cầu giám định có thể chia làm hai loại: trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết hoặc bắt buộc trưng cầu giám định theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong cả hai trường hợp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định trưng cầu giám định.
Như vậy, các trường hợp buộc phải trưng cầu giám định như tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; Chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; Mức độ ô nhiễm môi trường.
Thời hạn trưng cầu giám định
“3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra”.
Hoạt động trưng cầu giám định có ý nghĩa trong việc thu thập, kiểm tra, củng cố, đánh giá và xác lập chứng cứ của vụ án hình sự, là cơ sở để định hướng điều tra tiếp theo hoặc là căn cứ cho hoạt động tố tụng khác. Do đó, hoạt động này được tiến hành trên tinh thần khẩn trương, kịp thời.
Điều luật quy định trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đổi tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thục hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định, hướng dẫn lập biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định, cách thức giao nhận và quy định về trưng cầu giám định theo Bộ luật tố tụng hình sự!