Để công trình xây dựng được thi công một cách có hiệu quả, đảm bảo tiến độ về mặt thời gian cũng như về chất lượng công trình, việc thi công công trình phải được giám sát. Vậy, mẫu biên bản giám sát công trình được quy định như thế nào, có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản giám sát công trình là gì?
- 2 2. Biên bản giám sát công trình:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản giám sát công trình:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về giám sát thi công công trình xây dựng:
- 4.1 4.1. Nguyên tắc giám sát công trình, kiểm tra chất lượng, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ:
- 4.2 4.2. Mục đích giám sát công trình, kiểm tra chất lượng, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ:
- 4.3 4.3. Giám sát thi công xây dựng công trình:
- 4.4 4.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình:
1. Biên bản giám sát công trình là gì?
Theo quy định của
Biên bản giám sát công trình là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về quá trình giám sát công trình. Mẫu nêu rõ thông tin chủ đầu tư, công trình, hạng mục thực hiện thi công, đại diện cơ quan giám sát, tình hình thực hiện công trình,… Mẫu biên bản giám sát công trình được ban hành kèm theo Thông tư 63/2015/TT-BTNMT quy định kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
2. Biên bản giám sát công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
….. , ngày …… tháng …… năm 20….
BIÊN BẢN GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH
Chủ đầu tư: ……
Công trình: ……
Hạng mục công việc thi công năm 20 ……
Thuộc dự án, TKKT-DT:
Địa điểm thi công: ……
Đơn vị thi công: ……
Đơn vị giám sát: ……
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm 20 …. tại ……
Đại diện cơ quan giám sát
Ông:……Chức vụ:…..
Ông:…… Chức vụ:…..
Đại diện đơn vị thi công
Ông:…….Chức vụ:……
Đại diện tổ (đội) sản xuất
Ông:…..Chức vụ:……
Cùng nhau ký Biên bản giám sát công trình, với nội dung như sau:
I. Tình hình thực hiện công trình
1. Đơn vị thực hiện:……
2. Thời gian thực hiện: Từ tháng…….năm 20…..
3. Lực lượng kỹ thuật và thiết bị thi công
– Bắt đầu từ ……. tháng……. năm 20……
1. Lực lượng kỹ thuật: gồm…….người
2. Thiết bị thi công:…..
3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thi công:……
4. Khối lượng thực hiện: tính đến ngày…….tháng……năm 20:
5. Các vấn đề phát sinh trong thi công:……
6. Biện pháp xử lý sai phạm (nếu có):……
7. Tình hình kiểm tra, quản lý chất lượng của đơn vị thi công:
III. Kết luận:
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ GIÁM SÁT
(Ký ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG
(Ký ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN TỔ (ĐỘI) SẢN XUẤT
(Ký ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản giám sát công trình:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản giám sát công trình.
+ Các thông tin liên quan tới thời gian và địa điểm lập biên bản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin chủ đầu tư.
+ Thông tin công trình.
+ Thông tin đại diện cơ quan giám sát.
+ Thông tin đại diện đơn vị thi công.
+ Tình hình thực tế thực hiện công trình.
+ Kết luận.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên đại diện đơn vị giám sát.
+ Ký và ghi rõ họ tên đại diện đơn vị thi công.
+ Ký và ghi rõ họ tên đại diện tổ (đội) sản xuất.
4. Một số quy định của pháp luật về giám sát thi công công trình xây dựng:
4.1. Nguyên tắc giám sát công trình, kiểm tra chất lượng, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ:
Theo Điều 4 Thông tư 63/2015/TT-BTNMT quy định nội dung như sau:
“1. Công tác giám sát công trình, kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiến độ thi công công trình, dự án.
2. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát công trình, kiểm tra chất lượng, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ được giao.
3. Đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về khối lượng, chất lượng sản phẩm do mình thi công. Khi khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ chưa đạt yêu cầu phải thực hiện việc sửa chữa, thi công bổ sung bằng nguồn kinh phí của đơn vị.”
Như vậy, mọi công trình xây dựng phải được thực hiện công tác giám sát thi công trong thi công xây dựng công trình.
– Việc giám sát thi công phải được thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình, thường xuyên liên tục trong quá trình thi công.
– Việc giám sát thi công phải nhằm theo dõi về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.
– Việc giám sát phải căn cứ thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.
– Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát thi công hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình.
– Người thực hiện việc giám sát thi công phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc, loại , cấp công trình.
Những quy định nói trên là những điểm cơ bản nhất mang tính nguyên tắc về việc giám sát quá trình thi công các công trình, cũng như những điều kiện cơ bản xung quanh việc giám sát thi công.
4.2. Mục đích giám sát công trình, kiểm tra chất lượng, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ:
Theo Điều 5 Thông tư 63/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
“1. Đảm bảo các dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán được thực hiện theo đúng nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quá trình thực hiện được tuân thủ đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn đã được quy định áp dụng trong các dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy định kỹ thuật, quy trình công nghệ, định mức kinh tế – kỹ thuật và các văn bản khác có liên quan đến công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
2. Phát hiện những sai sót trong quá trình sản xuất để kịp thời loại bỏ các sản phẩm không bảo đảm chất lượng và tìm biện pháp xử lý khắc phục các sai sót, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công nhằm bảo đảm chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
3. Đánh giá, xác nhận đúng chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ đã hoàn thành.”
4.3. Giám sát thi công xây dựng công trình:
Theo Điều 120 Luật xây dựng 2014 quy định nội dung như sau:
“1. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.”
4.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình:
Theo Điều 121 Luật xây dựng 2014 quy định như sau:
“1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;
b)
c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;
đ) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;
e) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.”