Mẫu biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu là gi? Mẫu biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu để làm gì? Mẫu biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định về văn hóa phẩm xuất khẩu?
Theo quy định của pháp luật quy định thì hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh bao gồm: hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm; hoạt động tạm xuất khẩu – tái nhập khẩu, tạm nhập khẩu – tái xuất khẩu văn hóa phẩm. Khi giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu thì cần phải lập thành biên bản. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu và hướng dẫn soạn thảo.
1. Mẫu biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu là gì?
Mẫu biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩn xuất khẩu là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu.
2. Mẫu biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu để làm gì?
Mẫu biên bản về việc giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu là mẫu biên bản được dùng để ghi chép về việc giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu.
3. Mẫu biên bản giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu.
BỘ/ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Số: ……
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
……, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH VÀ NIÊM PHONG
VĂN HÓA PHẨM XUẤT KHẨU
Theo đề nghị của ……………. (1) về việc ……………………(2)
Căn cứ các quy định tại Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh và Thông tư số…/TT-BVHTTDL ngày… tháng… năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2012/NĐ-CP.
Bộ/Sở văn hóa, thể thao và du lịch (cơ quan giám định và niêm phong) đã giám định và niêm phong số văn hóa phẩm dưới đây:
Số lượng: …..(3)
Loại văn hóa phẩm: ………(4)
Nội dung: ……………. (đối với di vật, cổ vật phải mô tả hiện vật). (5)
Toàn bộ số văn hóa phẩm trên đã được niêm phong ………(6)
Đề nghị ……….. (tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định) làm các thủ tục để xuất khẩu số văn hóa phẩm trên tại cơ quan Hải quan có thẩm quyền theo quy định./.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
GIÁM ĐỊNH VÀ NIÊM PHONG
(Ký tên, đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo.
(1) : Điền tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định
(2): Điền tên của việc giám định và niêm phong
(3): Điền số lượng
(4): Điền loại văn hóa phẩm
(5): Điền nội dung
(6): Điền thông tin về niêm phong
5. Quy định về văn hóa phẩm xuất khẩu.
– Cơ sở pháp lý: Văn bản hợp nhất 2950/VBHN- BVHTTDL 2018
5.1. Văn hóa phẩm xuất khẩu.
Văn hóa phẩm xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP bao gồm những loại sau:
– Các loại băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình các loại phim, các loại băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung, các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh đã phát hành, lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
– Các loại phim chụp ảnh, băng, đĩa ghi tiếng, ghi hình có nội dung về sinh hoạt cá nhân, gia đình.
– Các loại tranh, tượng, tác phẩm mỹ thuật không vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP là tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức và không phải là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
5.2. Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu.
– Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm phải được giám định trước khi xuất khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị giám định tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền được quy định tại Điều 4 Thông tư này. Hồ sơ đề nghị giám định gồm:
+ Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm (mẫu đơn BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Văn hóa phẩm đề nghị giám định;
+ Bản sao quyết định cho phép hợp tác làm phim với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; bản sao quyết định cho phép xuất khẩu di vật, cổ vật (bao gồm cả di vật, cổ vật tái xuất khẩu) của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Tài liệu có liên quan chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của di vật, cổ vật.
+ Thời gian giám định tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian giám định tối đa không quá 15 ngày làm việc. Biên bản giám định văn hóa phẩm là cơ sở để cơ quan hải quan giải quyết thủ tục xuất khẩu văn hóa phẩm.
5.3. Thẩm quyền giám định văn hóa phẩm xuất khẩu.
Cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch có trách nhiệm giám định văn hóa phẩm xuất khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
– Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định văn hóa phẩm là các loại phim của cơ quan, tổ chức hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài chưa được công bố, phổ biến.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao hoặc cơ quan chuyên môn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao ủy quyền giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của cá nhân, tổ chức tại địa phương.
5.4. Văn hóa phẩm nhập khẩu.
Phim điện ảnh, phim truyền hình được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP bao gồm các loại: Phim để chiếu, phát
5.5. Thẩm quyền của cơ quan cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm.
– Các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
+ Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm có nội dung là phim;
+ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm là các bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn;
+ Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm là di vật, cổ vật để triển lãm hoặc trưng bày trong bảo tàng;
+ Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm là tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao hoặc cơ quan chuyên môn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao ủy quyền cấp giấy phép đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP.
5.6. Trách nhiệm quản lý nhà nước.
Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Di sản văn hóa, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành theo thẩm quyền và trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao.
Trình tự thực hiện. giám định và niêm phong văn hóa phẩm xuất khẩu
– Cá nhân, tổ chức có văn hóa phẩm là các loại phim của các cơ quan, tổ chức hoặc phim hợp tác cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài chưa được công bố, phổ biến; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị giám định văn hóa phẩm tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức giám định văn hóa phẩm trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian giám định tối đa không quá 15 ngày làm việc.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/ thành phố
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm xuất khẩu (mẫu đơn ký hiệu BM.GĐ ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 7 năm 2012).
(2) Văn hóa phẩm đề nghị giám định (bản gốc).
(3) Bản sao quyết định cho phép hợp tác làm phim với nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền; bản sao quyết định cho phép xuất khẩu di vật, cổ vật (bao gồm cả di vật, cổ vật tái xuất khẩu) của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(4) Tài liệu có liên quan chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của di vật, cổ vật.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết :
Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian giám định tối đa không quá 15 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.