Khi giám định thương tật thì cần phải làm biên bản giám định thương tật. Vậy, Mẫu biên bản giám định thương tật chi tiết nhất có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản giám định thương tật là gì?
Mẫu biên bản giám định thương tật là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc giám định thương tật
Mẫu biên bản giám định thương tật được dùng để ghi chép lại quá trình giám định thương tật của người được giám định thương tật.
2. Mẫu biên bản giám định thương tật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA TỈNH ……(1)
Họp ngày……. tháng……. năm … để giám định thương tật cho:(2)
Ông (bà):…… Sinh năm ……….. Tuổi…(3)
Nguyên quán: …….(4)
Địa chỉ hiện nay: …..(5)
Cơ quan giới thiệu đến: ……….(6)
Bị thương ngày: …..tháng …….. năm ……….(7)
Trước đã khám tại Hội đồng: …….Ngày ……. tháng ……. Năm……(8)
Xếp tỷ lệ …….% Số thẻ hoặc số CMTND ………(9)
Chứng thương hoặc trích lục thương tật ghi: …………(10)
KẾT QUẢ KHÁM HIỆN TẠI:….(11)
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG (12)
Ông, (Bà): ……….. được xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích
Là: ..…% (……phần trăm) vĩnh viễn theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích ban hành kèm theo
……, ngày…tháng…năm..
PCT CHÍNH SÁCH
ỦY VIÊN T.T
KT/CHỦ TỊCH
P.CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên hội đồng giám định y khoa tỉnh
(2): Điền ngày, tháng, năm tiến hành giám định
(3) : Điền tên, ngày, tháng, năm sinh, tuổi của người được giám định
(4): Điền tên nguyên quán của người được giám định
(5): Điền địa chỉ hiện nay của người được giám định
(6): Điền tên cơ quan giới thiệu
(7): Điền ngày, tháng, năm bị thương
(8): Điền ngày, tháng, năm khám tại hội đồng
(9): Điền tỷ lệ thương tật, điền số thẻ hoặc số chứng minh nhân dân
(10): Điền chứng thương hoặc trích lục thương tật
(11): Điền kết quả khám hiện tại
(12): Điền quyết định của hội đồng
(13) : Điền đề nghị
4. Những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, điều kiện hưởng chế độ lao động:
Đối với người bị tai nạn lao động:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, khi tiến hành thủ tục giám định, người làm đơn cần mang theo một số giấy tờ sau:
– Giấy giới thiệu do người sử dụng lao động cấp (nếu đang chịu sự quản lý của người sử dụng lao động) hoặc Giấy đề nghị khám giám định (nếu như khám lần đầu và không trong quá trình quản lý của người sử dụng lao động).
– Bản chính/bản sao Giấy chứng minh thương tích do cơ sở y tế nơi cấp cứu (hoặc điều trị) cấp (theo mẫu tại Quyết định số 4096/2001/QĐ-BYT)
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ
– Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án (trường hợp người lao động không điều trị nội trú/ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định);
– Một trong các giấy tờ có ảnh: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực…
Đối với hưu trí:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người làm đơn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, hoặc
– Giấy đề nghị khám giám định đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng. (Mẫu các giấy tờ trên được quy định tại phụ lục 1 và 2 kèm theo Thông tư này)
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
– Một trong các giấy tờ có ảnh: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực…
Với người bị thương tật trong vụ án hình sự:
Theo
Hồ sơ của giám định đối với người bị thương tật trong vụ án hình sự gồm:
– Văn bản đề nghị trưng cầu giám định
– Tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
– Bản sao giấy tờ chứng minh mình là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của họ.
(khoản 1 Điều 26
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
Trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, người lao động không tránh khỏi những tai nạn lao động. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động cần nắm bắt được quy định pháp luật về những chế độ khi bị tai nạn lao động.
Cụ thể, Điều 43
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động sẽ được hưởng các chế độ tai nạn lao động.
Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động:
Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế được thực hiện như sau:
Đối với giám định y khoa lần đầu:
Hồ sơ khám giám định lần đầu được quy định tại Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT , cụ thể như sau:
– Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;
+ Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
+ Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.”
Lệ phí: Mức lệ phí sẽ áp dụng theo quy định tại Thông tư 243/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa Phí khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa.
Đối với Giám định tái phát
Sau khi người lao động đã được điều trị ổn định mà tai nạn lao động tái phát, người sử dụng lao động và bản thân người lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến cơ quan BHXH cấp tỉnh để được xem xét, giải quyết. Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, thành phần hồ sơ trong trường hợp này được quy định như sau:
Hồ sơ khám giám định lại do tái phát ( Điều 6):
– Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:
+ Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
+ Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.”